Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giữ nguyên việc chống bán phá giá với thép từ Trung Quốc, Hàn Quốc

Hà Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bộ Công Thương vừa quyết định giữ nguyên việc áp dụng chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ và thép hình chữ H từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 12/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 4243/QĐ-BCT về việc giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, đối với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc.
 
Bộ Công Thương cũng ban hành Quyết định số 4244/QĐ-BCT về việc giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép hình mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Trong thời hạn 60 ngày trước khi kết thúc 01 năm kể từ ngày có Quyết định này, các bên liên quan theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, có thể nộp hồ sơ yêu cầu rà soát.
Năm 2017, Bộ Công Thương đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo đó ngày 21/8/2017, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3283/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số mặt hàng thép hình chữ H nhập khẩu vào Việt Nam, có xuất xừ Trung Quốc, có mã HS 7216.33.00, 7228.70.10, 7228.70.90.
Cụ thể có 4 công ty sản xuất thép bao gồm Heibei Jinxi Iron and Steel Group Co., Ltd., Hebei Jinxi Section Steel Co., Ltd., Rizhao Steel Holding Group Co., Ltd. và Rizhao Medium Section Mill Co., Ltd. cùng với 10 công ty thương mại phải chịu mức thuế chống bán phá giá chính thức là từ 20,48% - 22,9%. Đối với các công ty sản xuất, xuất khẩu không hợp tác, mức thuế chống bán phá giá chính thức là 29,17%.
Ngày 30/3/2017, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1105/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) nhập khẩu vào Việt Nam.