Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Góc nhìn khoa học với 3 nguyên nhân quan trọng gây cá biển chết hàng loạt

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nguyên nhân nào gây ra cá chết hàng loạt ở biển miền Trung vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ khi cuộc họp báo tối 27/4, lãnh đạo Bộ Tài nguyên&Môi trường (TN&MT) vẫn chưa thể khẳng định chính thức.

Bài viết nhận định về những nguyên nhân có khả năng gây ra cá chết hàng loạt ở biển miền Trung của TS Dư Văn Toán (Viện Nghiên cứu Biển & Hải đảo) được gửi đến báo Kinh tế & Đô thị.

Hiện tượng cá chết đột ngột và bất ngờ của nguồn cá tự nhiên hoặc nuôi trồng giữa tháng 4/2016 có nguyên nhân chính là hiện tượng vật lý tự nhiên – quá trình tương tác nước mặt biển - không khí, với sự gia tăng đột ngột nhiệt độ không khí và nước biển đã dẫn đến sự suy giảm đột ngột ôxy hòa tan (DO) trong nước bề mặt và trong khối nước biển khu vực.
Góc nhìn khoa học với 3 nguyên nhân quan trọng gây cá biển chết hàng loạt - Ảnh 1
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Australia công bố năm 2014, hiện tượng cá chết tự nhiên các khu vực nước ngọt và các cửa sông cùng góp khoảng 45% của tất cả sự kiện cá chết, trong khi nước biển đại dương đóng góp khoảng 10%. Khu vực 4 tỉnh rộng khoảng gần 10.000 km2, với chiều dài bờ hơn 300km, rộng gần 30km xảy ra cá chết, tuy có nhiều cửa sông nhưng dịp này nước sông rất thấp, dòng chảy yếu tác động ít. Vì thế xét không gian chủ yếu do nguyên nhân nước biển

Ba nguyên nhân quan trọng trong sự kiện cá biển chết:

- Các yếu tố môi trường (độ mặn, nhiệt độ, nồng độ axit, nồng độ ôxy hòa tan).

- Độc chất/ chất gây ô nhiễm

- Ô nhiễm mầm bệnh.

Cá chết có thể là do một yếu tố duy nhất hoạt động một mình, hoặc hai hay nhiều hơn các yếu tố tương tác với nhau.

Phân tích

Tảo độc - một số vi tảo (ví dụ loài tảo) chứa các chất gây độc cho cá. Các loại tảo có thể tồn tại trong nước biển nhiều năm mà không ảnh hưởng, nhưng sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ nước biển hoặc rối loạn khác có thể gây ra các độc tố sẽ được phát hành. Sự nở hoa của những loại tảo được gọi là thủy triều xanh hay thuỷ triều đỏ. Con cá có thể bị ngạt thở mặc dù nồng độ ôxy hòa tan vẫn đủ, khu vực Trung Bộ chưa thấy dấu hiệu tảo nở hoa

Xét về thí nghiệm phân tích mẫu chất độc khảo sát ven biển cửa sông qua các nhóm công bố không có dấu hiệu ô nhiễm, kể cả vùng Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Dấu hiệu ký sinh trùng, dịch bệnh khu vực cũng không thấy qua kết quả phân tích được công bố trên báo chí.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Australia, với vùng biển nhiệt đới có phân ra 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè, cá biển chết có nhiều khả năng xảy ra trong các tháng đầu mùa hè do nhiệt độ nước thường cao hơn trung bình nhiều năm và nồng độ ôxy hòa tan do đó thấp hơn, và mực nước trong hệ thống sông nước ngọt thường thấp hơn trong những tháng này.

Có một loạt các nguyên nhân gây chết cá được tóm tắt như sau: Cá chết thường kết hợp với những thay đổi chất lượng nước, ô nhiễm, nhiễm trùng, liên quan trực tiếp với hoạt động của con người hoặc một sự kết hợp của nhiều nguyên nhân.

Mức độ thấp của ôxy hòa tan (DO) có thể gây ra áp lực căng thẳng (và thậm chí tử vong) cho cá và các loài thủy sản khác mà dựa vào lượng ôxy trong nước để thở.

DO trong nước đến từ quá trình tương tác khí quyển - nước, chủ yếu do sóng gió và cá hấp thụ qua quá trình quang hợp. Giới hạn bình thường đối với nước biển là giữa 6-8 mg/L.

Nước lạnh thường có chứa một hàm lượng DO lớn hơn với nước ấm, thì sự gia tăng nhiệt độ nước gây ra sự suy giảm ôxy.

Cá chết do thiếu ôxy (DO thấp) thường thể hiện ba triệu chứng - miệng mở rộng, bùng mang và cái đầu lại bị cong.

Nguồn thông tin ngư dân cho thấy, cá nuôi khu vực ven bờ Huế chết vào lúc 0-2 giờ sáng, là lúc DO nhỏ nhất trong ngày, cá tự nhiên chết cách bờ 20-30 km. Đáy biển có múi khí trứng thối.

Về nhiệt độ không khí và nước biển tăng mạnh.

Dự báo xu thế nhiệt độ trung bình của tháng do Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn T.Ư cung cấp cho thấy, trong tuần 2 của tháng 4/2016, trên toàn quốc, nhiệt độ phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN, được tính trong chuỗi số liệu 30 năm 1971 - 2000). Lượng mưa thấp hơn so với TBNN. Nắng nóng có khả năng xuất hiện ở khu vực phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Mưa xảy ra không nhiều và tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Khu vực Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế phổ biến cao hơn giá trị TBNN khoảng 1.0 đến 1.5 độ C. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận cao hơn so với TBNN từ 0.5 đến 1.0 độ C.

Cũng theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư, do ảnh hưởng của vùng áp thấp phía Tây phát triển mạnh, từ ngày 10 - 17/4, nắng nóng đã xảy ra trên diện rộng ở khu vực Bắc Trung Bộ, với nhiệt độ phổ biến 35 - 38 độ C, một số nơi trên 39 độ C như: Quỳ Châu (Nghệ An) 39.7 độ C, Tây Hiếu (Nghệ An) 39.8 độ C, Hương Khê (Hà Tĩnh) 40.2 độ C, Tuyên Hóa (Quảng Bình) 39.8 độ C, Đồng Hới (Quảng Bình) 39.9 độ C, Đông Hà (Quảng Trị) 39.5 độ C....

Ngày 5/4, khu vực Bắc Trung Bộ có nhiệt độ thấp nhất từ 22 – 25 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 30 – 33 độ C.

Nhiệt độ không khí gia tăng mạnh trong khoảng từ 5 - 10/4 có thể gây ra nhiệt độ nước mặt biển và các tầng sâu tăng mạnh. Biên độ thay đổi này có thể vượt quá mức chịu đựng của một số loài cá, gây tử vong cho cá nuôi và cá tự nhiên.

Từ nguyên nhân nhiệt độ không khí và nước biển tăng mạnh giai đoạn từ ngày 5 - 17/4 đã dẫn đến sự suy giảm mạnh DO trong nước biển và khối nước sâu hơn. Chu trình biến thiên ngày của DO cao nhất vào ban ngày, bé nhất vao vào ban đêm, nên có thể có hiện tượng cá chết do thiếu ôxy tại một số khu vực trên.

Nhiệt độ tăng mạnh cũng làm gia tăng khí H2S có múi khí trứng thối đáy biển, hay cửa sông, cái này cảm nhận được khi đi đo đạc lấy mẫu.