Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Grab taxi - kinh doanh “chộp giật” hay xu thế mới

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mô hình kinh doanh mới Grab taxi đang gây nhiều băn khoăn. Ảnh: Hà Thu

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị về loại hình dịch vụ kinh doanh như Grab taxi, Easy taxi,... ông Đỗ Quốc Bình - Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội nêu ra nhiều vấn đề: "Sử dụng phần mềm kinh doanh vận tải khách như vậy, vấn đề an toàn cho hành khách như thế nào? Đã là vận chuyển, hành khách phải quan tâm đến phương tiện, người lái, vậy Grab, Uber, Easy taxi có đảm bảo được những vấn đề này?". Ngoài ra còn nhiều nghi vấn về có hay không vi phạm pháp luật cũng cần được làm rõ?

Bài 3: Có dấu hiệu vi phạm luật?

Theo ông Đỗ Quốc Bình, bản chất Grab taxi, Easy taxi, Uber taxi... sử dụng phần mềm trong hoạt động vận tải có thu tiền 20% trên phí dịch vụ. Các dịch vụ trên sử dụng lái xe, phương tiện của cả DN vận tải, nhưng chưa hề ký hợp đồng với một DN taxi nào. Bản thân người lái xe hợp tác với Uber taxi, Grab taxi cũng ký hợp đồng tại Hà Lan. Như vậy, không có gì đảm bảo an toàn cho cả người lái lẫn hành khách nếu có sự cố xảy ra. Vị đại diện này cũng đặt ra nghi vấn: Các DN taxi cũng muốn có sự hợp tác trong thương mại điện tử (TMĐT). Vấn đề là hợp tác giữa Grab, Easy, Uber với các DN taxi như thế nào?.
Mô hình kinh doanh mới Grab taxi đang gây nhiều băn khoăn.  	Ảnh: Hà Thu
Kinhtedothi - Mô hình kinh doanh mới Grab taxi đang gây nhiều băn khoăn. Ảnh: Hà Thu
Ông Đỗ Quốc Bình cho biết, Grab taxi, Easy taxi đây là các loại hình dịch vụ sử dụng phần mềm, không phải DN vận tải, họ có thể ký hợp đồng với các DN taxi. Cả Grap và Easy hiện đang hoạt động theo hình thức đầu tư lấy lợi nhuận về sau. Lái xe sẽ trích % lợi nhuận và trả cho Grab và Easy. "Thực tế họ không thu cước mà tính theo phí hàng tháng, hoạt động của Grab taxi và Easy taxi không xung đột lợi ích. Tôi đánh giá đây là 2 loại hình dịch vụ cần áp dụng nên tôi hoàn toàn ủng hộ. Họ hoạt động theo đúng luật pháp Việt Nam quy định (Thông tư 63, Nghị định 86)". Các loại hình taxi này giúp khách hàng tương tác với lái xe thông qua phần mềm và cả khách hàng, lái xe đều hưởng lợi. Nhiều DN cũng rất quan tâm và sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều DN không tham gia vì họ lo ngại về uy tín" - ông Bình đưa ra quan điểm, đồng thời nêu ví dụ: Nếu khách hàng sử dụng Grab và Easy đều tương tác với lái xe qua điện thoại, nhưng nếu trường hợp lái xe vi phạm, bị sa thải nhưng chiếc điện thoại vẫn còn và lái xe tự ý tương tác với khách, khi đó nếu xảy ra rủi ro thì lái xe phải chịu, DN họ không phải chịu trách nhiệm, nhưng rõ ràng là uy tín của DN sẽ bị ảnh hưởng. 
Trao đổi với báo chí, ông Trần Hữu Linh - Cục trưởng Cục TMĐT & CNTT (Bộ Công Thương) cho biết: Hiện nay, rất nhiều tài xế taxi, công ty taxi ở Việt Nam và nước ngoài đang yêu cầu các cơ quan Nhà nước phải chặn, cấm hai dịch vụ Uber, GrabTaxi. Tuy nhiên, tôi rất tâm đắc với một bình luận mà tôi mới đọc được, đó là trước khi các công ty, DN taxi trông chờ sự siết chặt quản lý, cấm phát triển dịch vụ mới trên internet từ các cơ quan quản lý, thì tốt nhất là nên tìm cách đổi mới, cải tiến phương thức kinh doanh của mình để có thể cạnh tranh, tồn tại trong môi trường mà các công cụ kinh doanh dựa trên nền tảng internet rất phát triển.

“Đó cũng chính là kẽ hở, do đó các DN, lái xe, khách hàng đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ tránh tình trạng xảy ra rủi ro khiến DN mất uy tín, còn khách hàng thiệt thòi” - ông Bình nhận xét.

Trong một diễn biến khác, trong Hội thảo Phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động diễn ra ngày 18/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, ông Nguyễn Sơn - Giám đốc hãng Taxi Sông Hồng đánh giá Grab taxi, Easy taxi, Uber taxi không đủ cơ sở pháp lý để có thể tham gia thị trường dịch vụ. "Hiện nay, các DN kinh doanh vận tải taxi có bốn tầng lớp giấy phép: Giấy phép "cha" là đăng ký kinh doanh, giấy phép "con" là kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, giấy phép "cháu" là phù hiệu xe taxi để dán trên mỗi xe taxi, nhưng để có giấy phép "cháu" ấy phải có một loạt giấy phép "chắt" như chứng chỉ tập huấn lái xe taxi, tem kiểm định đồng hồ... Kinh doanh vận tải ô tô ở Việt Nam là một ngành kinh doanh yêu cầu rất nhiều điều kiện, vậy các công ty ứng dụng công nghệ trên taxi như Grab, Easy, Uber... đã có đầy đủ các điều kiện chưa?" - ông Sơn dẫn chứng và cho rằng, Uber, Grab, Easy đang vi phạm Luật Cạnh tranh, sử dụng lao động của người khác, không xin phép DN quản lý lái xe đó. Người lái xe ký hợp đồng với những đơn vị này cũng vi phạm Luật Lao động, đang thuộc DN nhưng lại ký hợp đồng chui với DN khác... DN taxi hoàn toàn ủng hộ về công nghệ, nhưng Grab, Uber, phải ký hợp đồng với DN, khi xảy ra sự cố, bên nào chịu trách nhiệm. Khi cuốc đi theo Uber hay Grab thì 2 dịch vụ này phải chịu trách nhiệm, khi đi theo điều hành của bộ đàm công ty, công ty phải chịu trách nhiệm.

Liên quan đến một số ý kiến cho rằng các DN phần mềm như Grab taxi, Easy taxi, Uber taxi đang vi phạm luật pháp Việt Nam, ông Bùi Danh Liên đưa ra dẫn giải, chiếu theo các quy định trong Nghị định 86 về điều kiện kinh doanh vận tải có hiệu lực từ 1/12/2014 thì Grab taxi hay Easy taxi... không nằm trong quy định được pháp luật bảo hộ. Dù là Grab, Uber, hay Easy taxi đều là hoạt động vận tải trực tiếp thu tiền của người đi xe, không thông qua đơn vị kinh doanh vận tải là trái với Luật Giao thông đường bộ và Nghị định kinh doanh vận tải bằng ô tô. Đối với những loại hình kinh doanh trên cũng không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện kinh doanh vận tải gồm: Không có đăng ký kinh doanh, không giấy phép kinh doanh vận tải. Trong khi hoạt động tại Việt Nam nhưng lại giấy phép bên Hà Lan, theo ông Liên, điều đó là có dấu hiệu vi phạm. Thực tế, ở một số quốc gia như: Đức, Hàn Quốc, Australia, Philippines… thì dịch vụ vận tải kiểu như Uber, Grab đã bị cấm hoạt động và thậm chí ở Singapore nếu tham gia Uber còn bị phạt tù. "Dù là Grab taxi hay Uber, Easy thì hoạt động như taxi dù, không có biển hiệu, hoạt động ngoài tầm kiểm soát, không đóng thuế nên gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các loại hình vận tải khác" - ông Liên nói.

Vị đại diện Hiệp hội Vận tải Hà Nội cũng cho biết thêm, Hiệp hội đã kiến nghị tạm dừng Grab, Uber của Hiệp hội trước hết để đảm bảo quyền lợi, sự an toàn cho khách hàng rồi mới tới sự công bằng cho các DN kinh doanh vận tải. Vị Chủ tịch này cũng chia sẻ, trước khi có những quy định pháp lý rõ ràng về Grab, Easy, Uber, Hiệp hội Vận tải Hà Nội đã ra lệnh cấm các đơn vị kinh doanh vận tải thành viên bán dịch vụ cho các loại hình dịch vụ trên. Nếu phát hiện trường hợp nào tham gia, sẽ loại ngay ra khỏi Hiệp hội.
Khi bước lên xe hãng H, hãng M tức là khách hàng đã có hợp đồng với hãng đó, và nếu có sự cố xảy ra thì hãng xe phải giải quyết, bồi thường, lo bảo hiểm. Còn nếu đi xe mà không rõ hãng nào, chính hãng đó cũng chẳng có hợp đồng gì với khách hàng thì khách hàng chỉ có thể tìm tài xế giải quyết. May mắn thì gặp được tài xế đàng hoàng và thiện chí nhưng năng lực tài chính của cá nhân người này đến đâu, liệu có giải quyết nổi không? Vì vậy mà Nhà nước mới phải ràng buộc trong Luật Giao thông đường bộ rằng chỉ có DN hoặc hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách. DN mới là bên mua bảo hiểm, chịu trách nhiệm, bồi thường thiệt hại chứ không phải tài xế. Tài xế chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn, văn minh, lịch sự... mà thôi. Đi xe mà không biết xe của hãng vận tải nào thì khác gì đi xe “dù”.
Luật sư Bùi Quang Thu - Đoàn Luật sư TP Hà Nội