Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hà Nội: Bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Tâm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng ký ban hành Công văn số 1735/UBND-ĐT về phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 01/5/2017.

Theo đó, thực hiện Công điện số 503/CĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5/2017.

UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Vận tải Hà Nội có phương án tăng cường bảo đảm an toàn và chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, chất lượng phương tiện để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận tải trong đợt cao điểm, đảm bảo trật tự và vệ sinh môi trường tại các bến xe; đổi mới phương thức bán vé, ngăn chặn việc đầu cơ vé, tăng giá vé, giá cước vận tải trái phép; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn, thuận lợi cho hành khách, hạn chế tối thiểu hiện tượng ùn ứ khách tại các bến xe;

Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và cỗ biện pháp xử lý về hành chỉnh, kinh tế đối với các trường hợp lái xe không tuân thủ, vi phạm các quy định về bảo đảm các tiêu chuấn kỹ thuật an toàn, vi phạm về tốc độ, chở quá số người quy định ... Chỉ đạo các đơn vị quản lý bến xe tăng cường phối hợp với các đơn vị vận tải hành khách công cộng trong việc quản lý phương tiện, xe phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trước khi khi xuất bến.
 Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet
Sở Giao thông vận tải, Công an TP Hà Nội chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông vận tải, Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cảnh sát giao thông đường thủy và các lực lượng chức năng thành lập các tổ công tác liên ngành lưu. động, duy trì lực lượng 24/24h để tuần tra, kiếm soát, bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các tuyến đường, các khu vực trọng điểm có nguy cơ tai nạn giao thông cao. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, các hành vi có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông như: chạy quá tốc độ quy định; đi vào đường cấm, đường ngược chiều; đi mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm; điều khiến phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt quá quy định; chở hàng quá khổ, quá tải trọng cho phép của phương tiện, của cầu, đường; chở hành khách vượt quá số người theo quy định; tránh, vượt sai quy định; đỗ, dừng sai quy định; tình trạng “xe dù”, “bến cóc”, phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn; đồng thời, giao trách nhiệm cụ thể cho các đồng chí trực tiếp phụ trách địa bàn về các vụ việc xảy ra;

Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị của ngành đường sắt, đường thủy thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông tại các đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt, trên các tuyến đường giao thông nông thôn, các bến tàu, bến đò, cảng đường thủy trên các tuyến sông; kịp thời phát hiện các nguy cơ mất an toàn giao thông tại các vị trí nêu trên và phối hợp với các đơn vị quản lý để kịp thời có biện pháp khắc phục…

Sở Giao thông vận tải tổ chức triển khai có hiệu quả công tác duy tu, duy trì cầu, đường, sửa chữa kịp thời các hư hỏng để đảm bảo giao thông êm thuận, tạo thuận lợi cho người và phương tiện tham gia giao thông; thường xuyên kiểm tra để bổ sung, sửa chữa kịp thời các biển báo, rào chắn, đèn tín hiệu, nắp hố ga, nhất là trên các tuyến phố chính có lưu lượng phương tiện giao thông cao; không để xảy ra tai nạn giao thông do nguyên nhân hạ tầng giao thông kém chất lượng gây nên…

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an TP, UBND các quận, huyện, thị xã, Văn phòng Ban An toàn giao thông TP, Thành đoàn Hà Nội, Đài PTTH Hà Nội, các báo của Thủ đô tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông để người tham gia giao thông nâng cao ý thức tự giác chấp hành và có các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông…

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố, Thành đoàn Hà Nội lựa chọn những nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông phù hợp với lứa tuổi học sinh, sinh viên, để tuyên truyền, phổ biến trong các trường học trên địa bàn TP…

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông Thành phố, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan đảm bảo kinh phí cho các lực lượng tham gia bảo đảm trật tự ATGT, phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông.

Các sở, ban, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và thực tiễn công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông của địa phương, đơn vị, chủ động triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự ATGT trên địa bàn.

Giao Sở Giao thông vận tải - cơ quan Thường trực Ban An toàn giao thông TP chủ động phối hợp với Công an TP cung cấp số điện thoại đường dây nóng về vận tải và đảm bảo an toàn giao thông, thông tin kịp thời cho các cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt là kênh vov giao thông về tình hình giao thông trên địa bàn TP và các phương án điều tiết, hướng dẫn giao thông; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các đơn vị, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND TP, ủy ban An toàn giao thông Quốc gia theo quy định./.