Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hà Nội đã hỗ trợ 560 tỷ đồng cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy

Trọng Tùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thống kê mới nhất của Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, đến nay bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại 18.528 hộ chăn nuôi (chiếm 22,9% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi) ở 430 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã.

Tổng đàn lợn buộc phải tiêu hủy do mắc bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP là trên 301.275 con (chiếm khoảng 16,1% tổng đàn lợn toàn TP)Ước tính kinh phí chi hỗ trợ người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy đến nay là trên 560 tỷ đồng.
Ngoài rakinh phí các địa phương chi cho hoạt động phòng, chống DTLCP (vôi bột, hóa chất, vật tư, nhân công,...) cũng đã lên tới trên 200 tỷ đồng.
Phun thuốc khử trùng phương tiện vận chuyển ra vào vùng dịch 
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống theo đúng Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế DTLCP và chỉ đạo của T, TP.
Bên cạnh đó, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ bệnh dịch đến từng hộ chăn nuôi; phát hiện và xử lý sớm, triệt để ngay từ giờ đầu, khống chế không để dịch bệnh lây lan diện rộng; hướng dẫn triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống, xử lý bệnh DTLCP và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác theo quy định.
Sở NN&PTNT cũng sẽ phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các lò giết mổ, buôn bán, kinh doanh, vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc trên địa bàn. Tiếp tục duy trì hoạt động các chốt kiếm dịch động vật tại các đầu mối giao thông ra vào TP. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định pháp luật.
Đồng thời, phối hợp với Sở Công Thương làm việc với các công ty, doanh nghiệp chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm bàn các giải pháp cụ thể về tiêu thụ lợn và sản phẩm từ lợn.