Theo đó, đã có 61 sản phẩm của các địa phương trên được đưa ra thẩm định. Cụ thể, huyện Thanh Trì có 30 sản phẩm thuộc 4 đơn vị; huyện Thanh Oai có 11 sản phẩm thuộc 2 đơn vị; huyện Thường Tín có 22 sản phẩm thuộc 5 đơn vị. Đây là những sản phẩm được đánh giá, phân hạng qua vòng “chấm điểm” cấp huyện.
Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của các địa phương thuộc 6 ngành hàng. Cụ thể là: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm - nội thất - trang trí; và dịch vụ du lịch nông thôn.
Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí, các sản phẩm được thẩm định trên cơ sở bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP gồm 3 phần. Cụ thể, phần A: Các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (35 điểm). Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm). Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (40 điểm).
Kết quả “chấm điểm” sản phẩm OCOP sẽ là cơ sở để Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Hà Nội đến năm 2020, chứng nhận, cấp sao cho sản phẩm. Qua đó, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển, đặc biệt là mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm.