Mục tiêu, đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, các đơn vị sự nghiệp công lập để phục vụ tốt hơn cho người dân và DN. Theo kế hoạch, cấp TP các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, được thực hiện, có nhóm I - Dịch vụ Đất đai, Xây dựng, gồm: Cấp giấy chứng nhận QSDĐ, chuyển mục đích sử dụng đất; Tặng, thừa kế, thế chấp, giao, cho thuê QSDĐ; Cấp phép xây dựng (XD), Cấp phép Quy hoạch XD.
Ảnh minh họa |
Nhóm II- Doanh nghiệp: Thành lập và hoạt động DN; Cấp giấy phép thành lập chi nhánh văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; Cấp phép văn phòng đại diện; Đăng ký GCN đủ điều kiện kinh doanh (KD) xăng dầu; Đăng ký giấy phép KD buôn bán các sản phẩm rượu; Buôn bán sản phẩm thuốc lá; Cấp GCN hành nghề KD thuốc thú y; GCN hoạt động tàu cá; Giấy phép khai thác thủy sản; GCN đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau quả an toàn; GCN KD thuốc; Cấp, đổi giấy phép KD vận tải; cấp GCN đầu tư. Với người dân, có: Cấp phiếu lý lịch tư pháp; Cấp, đổi giấy phép lái xe; Đăng ký hành nghề Luật sư; Khai sinh có yếu tố nước ngoài; Giám hộ có yếu tố nước ngoài; Cấp chứng chỉ hành nghề Dược; Cấp GCN, chứng chỉ hành nghề y tế tư nhân; cấp Chứng chỉ kỹ sư định giá XD, Chứng chỉ hành nghề cho kỹ sư, kiến trúc sư, Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công XD công trình; chứng chỉ Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Cấp giấy phép biểu nghệ thuật chuyên nghiệp; cấp phép Bưu chính; Cấp phép lao động cho người nước ngoài; Cấp phép lĩnh vực tài nguyên nước; Cấp phép khoáng sản; Cấp giấy phép thực hiện quảng cáo. Cấp huyện: cấp GCN QSDĐ; Đăng ký vốn bằng QSDĐ; Cấp phép XD nhà ở riêng lẻ; Cấp phép các hoạt động sử dụng vỉa hè, lề đường. Cấp Xã, có: cấp phép nhà ở riêng lẻ; Khai sinh, Kết hôn, Đăng ký việc giám hộ. các đơn vị chức năng, hoàn thành các danh mục trên, trước ngày 1/6/2016. Thành phố phấn đấu, thực hiện cấp phép ĐKKD qua mạng đạt 50%; Cấp GCN đầu tư, cấp giấy phép lái xe, cấp lý lịch tư pháp tối thiểu đạt 10%; Trước quý II/2016, sẽ kết nối liên thông văn bản điện tử giữa VP Chính phủ với VP UBND TP. Yêu cầu 100% cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước TP, sử dụng hộp thư điện tử trong trao đổi công việc; 100% cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được đào tạo ứng dụng CNTT, theo tiêu chuẩn chung của quốc gia và sử dụng được các phần mềm ứng dụng chung. Về nguyên tắc thực hiện, UBND TP giao Sở Thông tin & Truyền thông là cơ quan thường trực và chủ trì thực hiện. Trước mắt, tập trung chuẩn bị hạ tầng, khai thác Cơ sở dữ liệu dân cư, cung cấp dịch vụ công trên toàn TP; Thực hiện theo nguyên tắc, vừa triển khai, vừa XD, hoàn thiện KH, đảm bảo triển khai theo hướng tổng thể, đồng bộ và sử dụng chung thống nhất trên một hệ thống. Triển khai theo từng giai đoạn, chọn các đơn vị làm thí điểm, sau đó nhân rộng; ưu tiên các lĩnh vực liên quan đến CCHC, lĩnh vực dễ triển khai, nhiều người sử dụng, đảm bảo không làm gián đoạn các hoạt động cung cấp dịch vụ công cho người dân. Khuyến khích, ưu tiên hình thức thuê dịch vụ CNTT (theo Quyết định số 80/2014- QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ) quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan Nhà nước…. Yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã, thành lập ban chỉ đạo ứng dụng CNTT tại các đơn vị, trong đó người đứng đầu phải am hiểu CNTT để triển khai thực hiện KH này. Kế hoạch cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho VP UBND TP, các sở, ban, ngành của TP; quận Nam Từ Liêm, quận Long Biên căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai KH này. Yêu cầu, các cơ quan truyền thông (báo, đài TP), chủ động phố hợp với Sở TT&TT, xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền sâu rộng KH, hoạt động ứng dụng CNTT đến mọi tầng lớp Nhân dân. Yêu cầu, các đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai KH này, định kỳ kiểm tra, đánh giá, báo cáo UBND TP (đầu mối Sở TT&TT) để tổng hợp.