Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo Thành phố, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự của Thành phố 9 tháng đầu năm, các nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm và những kiến nghị của Thành phố.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; đổi mới lề lối, tác phong làm việc
Năm 2017, Thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; Thành phố đã ban hành 1 Chương trình, 20 Kế hoạch và 01 Chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc |
Lựa chọn trọng tâm, trọng điểm trong công tác chỉ đạo điều hành. Năm 2017 là “Năm kỷ cương hành chính”, trọng tâm là siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; đổi mới lề lối, tác phong làm việc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong thi hành công vụ: “lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc”...Hơn 18.600 doanh nghiệp thành lập mới Với sự quyết liệt, đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo điều hành, KT-XH Thủ đô đã đạt được kết quả tích cực trên mọi mặt.Chín tháng đầu năm 2017, tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 8,1%, dự kiến cả năm tăng 8,5%, đạt kế hoạch đề ra. Thu ngân sách Nhà nước đạt 146,4 nghìn tỷ đồng bằng 71,5% dự toán, tăng 16,2% so cùng kỳ (Dự kiến thu ngân sách cả năm 2017 đạt 207,6 nghìn tỷ đồng, bằng 101,4% dự toán, tăng 15,8% so với năm 2016). Chi ngân sách thực hiện 41,7 nghìn tỷ đồng, đạt 53,6% dự toán. Giải ngân vốn đầu tư phát triển, đến nay đã đạt 17,1 nghìn tỷ đồng, bằng 51% dự toán. Chấp thuận chủ trương đầu tư cho 125 dự án ngoài ngân sách trong nước với tổng mức đầu tư khoảng 84 nghìn tỷ đồng; thu hút 398 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 2,16 tỷ USD; 22 dự án thu hút đầu tư theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư dự kiến là 60 nghìn tỷ đồng; có 18.685 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016), nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn lên 225,7 nghìn. Vốn đầu tư xã hội thực hiện đạt 198,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% cùng kỳ năm 2016.Tại Hội nghị “Hà Nội 2017 - Hợp tác đầu tư và phát triển”, Thành phố đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 48 dự án với tổng số vốn 74.000 tỷ đồng. Tại các hội nghị xúc tiến trong nước và nước ngoài, Thành phố đã Biên bản ghi nhớ hợp tác nước ngoài với số vốn 5,2 tỷ USD; 15 Biên bản ghi nhớ đầu tư trong nước với số vốn 134,79 nghìn tỷ đồng. Khách du lịch quốc tế 9 tháng đầu năm đạt 3,54 triệu lượt, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2016; không gian đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm được đông đảo người dân hưởng ứng; Thành phố đang triển khai thực hiện đầu tư một số công trình công viên, nhà hát đẳng cấp quốc tế.Trật tự văn minh đô thị đã chuyển biến rõ nét. Thành phố tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý đô thị hiện đại, hướng tới Thành phố thông minh. Tiếp tục triển khai chương trình “một triệu cây xanh”, đã trồng được trên 60.000 cây xanh đường kính thân lớn tại các tuyến đường chính; phê duyệt 26 dự án, phấn đấu 100% dân số Thủ đô được sử dụng nước sạch vào năm 2020. Công tác quan trắc, vệ sinh môi trường được quan tâm. Thành phố đã hoàn thành xây dựng hệ thống quan trắc môi trường không khí tại 10 điểm và các trạm quan trắc chất lượng nước Hồ Tây, quan trắc lượng mưa và bản đồ úng ngập trên Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố; Bố trí lắp đặt và thử nghiệm vận hành máy nghiền phế thải xây dựng, chuẩn bị vận hành nhà máy xử lý chất thải công nghiệp phát điện tại Nam Sơn, thí điểm xử lý ô nhiễm nước tại các hồ ở trung tâm. KT-XH Thủ đô cũng đã đạt được kết quả tích cực trên các mặt như: Cải cách hành chính chuyển biến tích cực; Nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương được đảm bảo; Tăng cường hoạt động đối ngoại, hỗ trợ hợp tác các địa phương.
Nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm của Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết: Hà Nội tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Đẩy nhanh tiến độ giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu, chi ngân sách; Đẩy mạnh công tác quy hoạch, công tác quản lý trật tự xây dựng, đô thị, đất đai, tài nguyên môi trường; Tiếp tục quan tâm đến các hoạt động văn hóa, xã hội, chăm lo đời sống cho nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.Củng cố và giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng địa phương, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự của Thành phố 9 tháng đầu năm, các nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm và những kiến nghị của Thành phố. |
Về cơ chế phát triển quỹ nhà ở xã hội: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Thành phố được phát triển nhà ở xã hội theo nguyên tắc cân đối tỷ lệ tổng thể với quy mô nhà ở thương mại trên toàn địa bàn Thành phố để hình thành các khu nhà ở xã hội tập trung, đồng bộ. Về công tác thực hiện cổ phần hóa tại doanh nghiệp nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý: Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Thành phố tiếp tục làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp sau sắp xếp, cổ phần hóa và cho phép thành phố Hà Nội được quản lý, sử dụng số tiền thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để bổ sung nguồn vốn thực hiện các dự án trọng điểm của Thành phố, trọng tâm là các tuyến đường sắt đô thị.Phân cấp cho Thành phố được linh hoạt trong việc quản lý, điều hành và sử dụng quỹ dự trữ tài chính của thành phố Hà Nội: được phép tạm ứng từ quỹ dự trữ Thành phố để đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố nhưng chưa bố trí vốn trong phạm vi kế hoạch đầu tư công trung hạn. Thời gian tạm ứng không quá 36 tháng, kể từ ngày tạm ứng.Về đầu tư cải tạo, xây dựng, nâng cấp chợ: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Thành phố được sử dụng nguồn vốn ngân sách sự nghiệp để thực hiện đối với chợ không có điều kiện kêu gọi xã hội hóa.Về nước sạch: Đề nghị Chính phủ cho phép Thành phố được thống nhất quản lý nhà nước về nước sạch về một đầu mối là Sở Xây dựng để đảm bảo việc quản lý, cung cấp nước sạch theo “một tiêu chuẩn” là “nước sạch đô thị”.Về xử lý rác thải: đề nghị Chính phủ chấp thuận bổ sung các dự án xử lý rác phát điện trong Quy hoạch phát triển nguồn điện sử dụng chất thải rắn quốc gia tại các địa điểm: Sóc Sơn, Tả Thanh Oai - Thanh Trì, Đồng Ké - Chương Mỹ và Xuân Sơn, Sơn Tây - Ba Vì.Về phát triển du lịch: Đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo đầu tư dự án nhà ga T3, T4 - Sân bay Quốc tế Nội Bài và xem xét mở các đường bay trực tiếp từ các quốc gia, địa bàn khách du lịch quốc tế trọng điểm. Tăng thời gian miễn thị thực nhập cảnh từ 15 ngày lên 30 ngày để phù hợp với nhu cầu của khách du lịch, nhất là khách du lịch từ thị trường xa như Tây Âu.Về tổ chức đăng cai các giải thể thao quốc tế: Đề nghị Trung ương cho phép thành phố Hà Nội được thương thảo để tổ chức đăng cai các giải thể dục thể thao quốc tế nhằm thu hút khách du lịch, quảng bá hình ảnh, thu hút đầu tư.
Về biên chế, vị trí việc làm: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho Thành phố được quyết định Đề án vị trí việc làm tại cơ quan, đơn vị tổ chức lại (sáp nhập, hợp nhất); duyệt các đối tượng tinh giản biên chế theo quy định để xem xét việc đánh giá phân loại cán bộ công chức, viên chức hằng năm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Thành phố Hà Nội |
Về việc triển khai dự án đầu tư xây dựng Trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia tại huyện Đông Anh: Chuẩn bị triển khai thực hiện dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia (quy mô 91,8ha), UBND huyện Đông Anh đã hoàn thành công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng nhưng chưa bàn giao được mặt bằng cho Nhà đầu tư do Dự án chưa được phê duyệt. Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét sớm chỉ đạo việc triển khai thực hiện Dự án.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung báo cáo tại hội nghị |
Về tiếp tục thực hiện Luật Thủ đô: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét: Phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề trên địa bàn Thủ đô theo hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và Quy chế cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô.Sửa đổi Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg ngày 22/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế tài chính phục vụ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị theo nguyên tắc chỉ hỗ trợ tối đa 50% tiền sử dụng đất thu được tại vị trí cũ để đầu tư các dự án tại cơ sở mới; phần còn lại ngân sách các địa phương được hưởng để đầu tư các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực dự án; Sửa đổi Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ cho phù hợp với quy định của Luật Thủ đô, giao các cơ sở nhà đất sau khi thực hiện sắp xếp cho Thành phố để thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch.