Người dân xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì mua hàng Việt tại điểm bán hàng do Sở Công Thương tổ chức. Ảnh: Hoài Nam |
28.500 tỷ đồng dự trữ hàng hóa
Sở Công Thương Hà Nội dự báo, trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, nhu cầu tiêu thụ gạo sẽ tăng từ 5 - 7% , thịt lợn tăng 18 - 20%, thịt bò tăng 15%, thịt gà tăng 20%, rau củ quả tăng 10 - 15%... Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho hay, Sở đã chỉ đạo, phối hợp với các DN triển khai dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu với tổng giá trị hàng hóa phục vụ người dân Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đạt 28.500 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với kế hoạch dự trữ hàng hóa Tết năm 2018. Đặc biệt, thay vì sử dụng nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho DN bình ổn giá dịp Tết, TP Hà Nội sẽ tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn vay của 3 tổ chức tín dụng với tổng số vốn lên đến 2.700 tỷ đồng.
Dự kiến, số lượng một số mặt hàng chuẩn bị để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 gồm: Gạo 190.600 tấn, thịt lợn 44.000 tấn, thịt gà 14.600 tấn, thịt bò hơn 12.300 tấn, trứng gia cầm 256 triệu quả, rau củ hơn 254.000 tấn, thủy hải sản 11.200 tấn, nông lâm sản khô khoảng 3.500 tấn, khoảng 3.000 tấn bánh mứt kẹo, 200 triệu lít rượu, bia, nước giải khát. |
Ngoài các mặt hàng do các đơn vị thành viên của Hapro trực tiếp sản xuất có uy tín như: Gạo Đồng Tháp, Gốm Chu Đậu, Rượu vang Thăng Long, giò, bánh chưng, xúc xích, chân giò hun khói... Hapro còn chuẩn bị nguồn hàng từ việc trực tiếp nhập khẩu, phân phối như: Hoa quả, bánh kẹo, hạt dẻ, rượu, các sản phẩm đặc sản vùng miền như măng, miến, mộc nhĩ, các sản phẩm tươi sống như gà ta, thịt bò…
Các đơn vị thành viên của Hapro đã căn cứ tình hình thực tế kinh doanh dịp Tết Nguyên Đán 2018 và tình hình thị trường 2019 để chủ động xây dựng số lượng hàng hóa dự trữ hợp lý. Riêng các đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá cả thị trường đã xây dựng lượng hàng hóa dự trữ ở mức cao nhất khi tham gia chương trình kinh doanh Tết 2019. Các hệ thống siêu thị lớn như Big C, Vinmart… cũng đã chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, tránh khan hàng, sốt giá. Hàng Việt tỏa về các vùng quêĐể kích cầu trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, các siêu thị cũng đang đẩy mạnh việc triển khai các chương trình khuyến mại thu hút người tiêu dùng. Sở Công Thương và các DN bán lẻ Hà Nội sẽ tổ chức bán hàng phục vụ Tết tại 22 trung tâm thương mại, 125 siêu thị, 454 chợ, hệ thống, trên 600 cửa hàng tiện ích, trên 50 chuỗi kinh doanh mặt hàng nông sản thực phẩm.
Ngoài ra, Sở Công Thương phối hợp với DN tổ chức 350 chuyến bán hàng lưu động, 10 phiên chợ Việt tại các quận, huyện, thị xã, khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ nhu cầu của người dân và người lao động. “Hiện đã có 20 DN đăng ký tham gia chương trình bình ổn thị trường để đưa hàng hóa tới 10.428 điểm bán hàng phục vụ Nhân dân” - bà Trần Thị Phương Lan cho biết.Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Lê Hồng Thăng cho biết: Việc DN tổ chức các chuyến bán hàng lưu động phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 là hoạt động góp phần thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Vì vậy, Sở Công Thương đã yêu cầu các DN tham gia phải bày bán hàng Việt Nam chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, Sở đề nghị các quận, huyện tạo điều kiện và hỗ trợ DN, hộ kinh doanh tổ chức tốt công tác dự trữ hàng hóa.