Đây là một trong những nội dung của quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet. |
Theo quy hoạch, ngoài tuyến cao tốc đô thị trên thì các đường vành đai cũng sẽ được xây dựng gồm: đường Vành đai 2 có hướng tuyến Vĩnh Tuy - Minh Khai - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - Cầu Giấy - Bưởi - Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - Đông Hội - Vĩnh Tuy với quy mô mặt cắt ngang 8 - 10 làn xe. Trên tuyến vành đai này đoạn Vĩnh Tuy - Minh Khai - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - Cầu Giấy xây dựng thêm đường trên cao. Đường Vành đai 3 có hướng tuyến Nam Hồng - Mai Dịch - Thanh Xuân - Pháp Vân - Thanh Trì - Sài Đồng - Ninh Hiệp - Việt Hùng - Đồng Anh - Tiên Dương - Nam Hồng có quy mô mặt cắt ngang từ 8-10 làn xe, xây dựng đường trên cao trong đoạn Nam Thăng Long - Mai Dịch - Trung Hòa - Thanh Xuân - Linh Đàm - Pháp Vân. Bên cạnh đó, các trục chính đô thị chủ yếu cũng sẽ được cải tạo, mở rộng kết hợp với xây dựng mới với chiều dài khoảng 336km bao gồm 11 trục phía Bắc sông Hồng với tổng chiều dài khoảng 125km và 9 trục phía Nam sông Hồng với tổng chiều dài 159km, trục Thượng Cát - Quốc Lộ 32 - Đại lộ Thăng Long - Quốc lộ 6- Ngọc Hồi (đường Vành đai 3,5) chiều dài khoảng 42km. Ngoài ra, các trục đô thị chính thứ yếu cũng được cải tạo, mở rộng kết hợp với xây dựng mới với chiều dài khoảng 131km bao gồm 6 trục phía Bắc sông Hồng với chiều dài khoảng 84km và 2 trục phía Nam sông Hồng với chiều dài 47km, bao gồm cả trục có tính chất vành đai (đường Vành đai 2,5) An Dương - Xuân La - Quốc lộ 32 – đường Trần Duy Hưng - Quốc lộ 6 - đường Giải Phóng - Lĩnh Nam.