Đối với thị trường nước ngoài, thành phố tập trung vào Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Âu, Bắc Mỹ, Australia… Trong quá trình quảng bá, thành phố gắn hoạt động quảng bá, phát triển du lịch với thực tiễn của các doanh nghiệp du lịch, khuyến khích sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp.
Du khách quốc tế tham quan đền Ngọc Sơn, Hồ Gươm.
|
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng chủ động phối hợp với Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế trên địa bàn thành phố để kết nối, giới thiệu quảng bá, hợp tác phát triển du lịch tại thị trường quốc tế và ngược lại.
Tại thị trường trong nước, Hà Nội đẩy mạnh chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố, tham gia các hội chợ, sự kiện du lịch trong nước. Sở Du lịch Hà Nội tiếp tục nâng cấp các biển quảng bá tấm lớn và phát triển mạnh trang web về du lịch Thủ đô để chủ động thông tin, quảng bá với du khách và cơ quan truyền thông. Đồng thời, Sở duy trì có hiệu quả 4 trung tâm thông tin du lịch tại các cửa ngõ, điểm du lịch quan trọng: Sân bay quốc tế Nội Bài, khu vực hồ Hoàn Kiếm, tuyến đi bộ tại khu phố cổ. Để xứng đáng với vai trò là ngành du lịch Thủ đô, trong những năm tới Hà Nội sẽ nâng tầm tổ chức các sự kiện du lịch như Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam-Hà Nội, liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội theo hướng ngày càng chuyên nghiệp và xã hội hóa cao. Theo đó, ngành cũng tổ chức một số sự kiện du lịch mới mang dấu ấn đậm nét của du lịch Thủ đô như Lễ hội áo dài, liên hoan ẩm thực Hà Thành, ngày hội du lịch Hà Nội. Hiện Hà Nội có thị trường khách quốc tế đến từ 160 vùng, lãnh thổ, trong đó nhiều thị trường khách có khả năng chi trả cao như: Tây Âu, Đông Bắc Á, Australia, Bắc Mỹ. Hàng năm, lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 10%, doanh thu du lịch đạt mức tăng trưởng bình quân 15%. Những năm qua, Hà Nội luôn coi trọng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch hướng đến tạo hình ảnh Hà Nội thân thiện, mến khách, hấp dẫn và chất lượng. Tuy vậy, do nguồn kinh phí xúc tiến còn hạn chế nên công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Tại thị trường trong nước, Hà Nội đẩy mạnh chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố, tham gia các hội chợ, sự kiện du lịch trong nước. Sở Du lịch Hà Nội tiếp tục nâng cấp các biển quảng bá tấm lớn và phát triển mạnh trang web về du lịch Thủ đô để chủ động thông tin, quảng bá với du khách và cơ quan truyền thông. Đồng thời, Sở duy trì có hiệu quả 4 trung tâm thông tin du lịch tại các cửa ngõ, điểm du lịch quan trọng: Sân bay quốc tế Nội Bài, khu vực hồ Hoàn Kiếm, tuyến đi bộ tại khu phố cổ. Để xứng đáng với vai trò là ngành du lịch Thủ đô, trong những năm tới Hà Nội sẽ nâng tầm tổ chức các sự kiện du lịch như Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam-Hà Nội, liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội theo hướng ngày càng chuyên nghiệp và xã hội hóa cao. Theo đó, ngành cũng tổ chức một số sự kiện du lịch mới mang dấu ấn đậm nét của du lịch Thủ đô như Lễ hội áo dài, liên hoan ẩm thực Hà Thành, ngày hội du lịch Hà Nội. Hiện Hà Nội có thị trường khách quốc tế đến từ 160 vùng, lãnh thổ, trong đó nhiều thị trường khách có khả năng chi trả cao như: Tây Âu, Đông Bắc Á, Australia, Bắc Mỹ. Hàng năm, lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 10%, doanh thu du lịch đạt mức tăng trưởng bình quân 15%. Những năm qua, Hà Nội luôn coi trọng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch hướng đến tạo hình ảnh Hà Nội thân thiện, mến khách, hấp dẫn và chất lượng. Tuy vậy, do nguồn kinh phí xúc tiến còn hạn chế nên công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội chưa đạt hiệu quả như mong muốn.