Trong khi đó, từ cách đây 5 năm khi sáp nhập địa giới hành chính Hà Nội và Hà Tây (cũ), qua khảo sát toàn Thành phố thiếu hơn 6.000 ụ nước cứu hỏa công cộng. Đến nay, mới chỉ triển khai được hơn 500 ụ... Thiếu vẫn cứ thiếu... Bài học về vụ cháy TTTM Hải Dương dù xảy ra cách địa bàn Thủ đô Hà Nội vài chục cây số nhưng“sức nóng” của nó cũng là bài học cho công tác phòng, chống cháy nổ hiện nay. Rút kinh nghiệm từ vụ cháy này, Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi đã yêu cầu các phòng nghiệp vụ lên kế hoạch kiểm tra đột xuất công tác ứng trực, bảo vệ đêm ở 10 chợ và TTTM lớn trên địa bàn Thủ đô, nhằm kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, thiếu sót. Cụ thể, trong Công văn số 737 ngày 17/9, ngoài việc cảnh báo về vụ cháy tại Hải Dương (thiêu rụi 3 tầng, với trên 500 gian hàng, thiệt hại lên tới 500 tỷ đồng) như một bài học cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, lãnh đạo Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội cho rằng, nguy cơ tiềm ẩn cháy, nổ ở chợ và TTTM chỉ xếp sau mức độ nguy hiểm ở các địa điểm kinh doanh xăng dầu.
Thực tế, nhìn lại vụ cháy cây xăng số 2B Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm) 2 tháng trước, Sở Cảnh sát PCCC thừa nhận, công tác phòng cháy, chữa cháy ở Thủ đô còn nhiều bất cập như: Không chấp hành nghiêm Luật PCCC, vị trí cây xăng ở gần khu dân cư, gần nơi đông người, chấp hành quy định vận chuyển, bơm tiếp xăng không nghiêm, không giám sát chặt chẽ… Đó là chưa nói đến vấn đề pha trộn xăng kém chất lượng… Trong khi đó, đối với lực lượng PCCC hiện trong tình trạng thiếu phương tiện, trang bị, xe cứu hỏa chưa hiện đại, các loại bình bọt, bình khí ít, có loại chỉ sử dụng được 1 lần... “Cả Sở có 50 bộ quần áo chống cháy (300 triệu đồng/bộ), không đủ phân phát cho trên 10 đội của các quận, huyện… Trong khi đó, từ cách đây 5 năm khi sáp nhập địa giới hành chính Hà Nội và Hà Tây (cũ), qua khảo sát toàn thành phố thiếu hơn 6.000 ụ nước cứu hỏa công cộng. Đến nay, mới chỉ bổ sung được hơn 500 ụ. Đừng để đầu voi, đuôi chuột Ngày 26/9, PV đã đi thực tế tìm hiểu về công tác phòng, chống cháy nổ tại chợ Hôm – Đức Viên. Ông Bùi Quang Tuấn - Phó Bí thư BQL chợ, Đội phó Đội PCCC của chợ cho biết, lúc nào chợ cũng thường trực công tác PCCC, với 50 đội viên Đội PCCC, sẵn sàng nhận nhiệm vụ chữa cháy tại chỗ. Chợ có một bể nước ngầm có dung tích 80m3, một bể giếng khoan 20m3 nước và một bể nước sinh hoạt 10m3 đặt trên tầng thượng toà nhà. Ngoài ra, hệ thống bình cứu hỏa mini cũng được đặt khắp trong chợ, sẵn sàng phương án phối hợp cấp nước từ hai ụ cứu hỏa đặt ngoài phố… “Để phòng chống cháy nổ, BQL chợ luôn cắt hết nguồn điện sinh hoạt vào buổi tối tan chợ, chỉ duy trì nguồn điện chiếu sáng cơ bản và điện vận hành trạm bơm khi xảy ra sự cố” - ông Tuấn cho biết thêm. Tại chợ Đồng Xuân, ông Trần Ngọc Thành - Trưởng phòng bảo vệ, Phó ban thường trực PCCC chợ đã dẫn chúng tôi đi xem 5 bể ngầm với sức chứa 600m3 nước nối trực tiếp với hệ thống cung cấp nước thành phố và 3 bể nổi đặt trên tầng thượng tòa nhà với sức chứa 150m3, lúc nào cũng ăm ắp nước. Cùng với đó, hệ thống máy bơm của Công ty Cổ phần Đồng Xuân cũng được triển khai rất tốt lúc nào cũng sẵn sàng vận hành. Ông Thành chia sẻ: “Vụ cháy chợ Đồng Xuân cách đây 20 năm vẫn là bài học đau xót và nỗi ám ảnh của người dân Hà Nội và BQL chợ”. Qua thực tế, tại hai chợ lớn của Hà Nội, PV Báo Giao thông nhận thấy một thực tế, dù những người có trách nhiệm luôn khẳng định sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra, nhưng những yếu tố lo ngại không hẳn đã được loại trừ hết. Chẳng hạn, tại chợ Hôm - Đức Viên, vẫn còn nhiều hộ dân xâm phạm hành lang an toàn cháy nổ, tập kết hàng hóa, áo mưa… tại khu vực đặt bình cứu hỏa. Trong khi đó, tại chợ Đồng Xuân, 6 tháng qua, đã lập tới 300 biên bản chỉ vì lỗi vi phạm lối đi và lấn chiếm hệ thống PCCC của bà con tiểu thương. “Mặc dù mức phạt không hề nhỏ (từ 200.000 - 700.000 đồng) và thường xuyên tuyên truyền, dán thông báo khắp nơi nhưng cứ vắng bóng người của BQL chợ là đâu lại vào đấy” - ông Trần Ngọc Thành - Trưởng phòng Bảo vệ chợ nói.
Bảng nội quy cam kết PCCC và bình xịt cứu hỏa của chợ Hôm - Đức Viên là nơi để thang và vắt áo mưa. |
Thống kê từ đầu năm đến nay trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 76 vụ cháy, nổ, làm chết 3 người, 11 người bị thương, thiệt hại tài sản khoảng 20 tỷ đồng (giảm 49 vụ cháy, giảm 5 người chết, 2 người bị thương và tài sản thiệt hại giảm khoảng 8 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2012). |