80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội thiếu hụt nhiều lao động phổ thông

Kinhtedothi - Tháng 2/2016, số người lao động (NLĐ) đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm so với cùng kỳ năm trước.
Ông Nguyễn Toàn Phong - Giám đốc Trung tâm cho rằng, đó là do nền kinh tế đang khởi sắc.

Thưa ông, tình trạng NLĐ đến Trung tâm làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thời điểm trước và sau Tết Bính Thân thế nào?

- So với năm 2015, tháng 1/2016, số người đến làm thủ tục tăng hơn, nhưng tháng 2 lại giảm. Chúng tôi chủ quan cho rằng, đó là do nền kinh tế của đất nước và Thủ đô khởi sắc. TP cũng có nhiều giải pháp về kinh tế cho DN cũng như thị trường lao động. Đặc biệt, NLĐ có nhiều kênh thông tin về việc làm hơn trước. Theo tôi, cơ hội việc làm của NLĐ và tuyển dụng của DN năm nay sẽ sáng sủa hơn. Từ cuối năm 2015 đã thấy xuất hiện nhu cầu của DN cao và khả năng đáp ứng của cung lao động thiếu hụt. Hy vọng NLĐ được đào tạo ra trường luôn có cơ hội việc làm tốt.

Những mảng lao động nào sẽ thiếu cung, thưa ông?

- Ở Hà Nội thiếu nhất là lao động phổ thông. Hà Nội có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp, người Hà Nội dễ dàng có cơ hội học nghề. Song đương nhiên họ muốn học tập để có cơ hội việc làm, thu nhập ổn định và lâu dài, nên lao động phổ thông thiếu hụt nhiều trong năm nay.

Việc giải quyết BHTN đang gặp khó khăn gì và Trung tâm làm thế nào để người thất nghiệp sớm có việc làm trở lại?

- Chúng tôi gặp khó trong tuyên truyền. Khi DN gặp khó khăn trong kinh doanh, họ buộc phải sa thải NLĐ. Và khi NLĐ bị bất ngờ mất việc, đầu tiên họ muốn nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước về hưởng BHTN, rồi mới nghĩ đến cơ hội tìm việc làm. Để người thất nghiệp quay trở lại thị trường lao động sớm, chúng tôi giúp họ hiểu sâu hơn về chính sách BHTN và tạo cơ hội việc làm sớm. Mặt khác, chúng tôi nâng cao hơn chất lượng tư vấn cho nhân viên làm công việc này. Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tổ chức nhiều hoạt động tư vấn tập trung.

Tuy nhiên, hiện NLĐ mới quan tâm đến việc làm chứ chưa chú ý nhiều đến học nghề. Trong quá trình tư vấn, họ mới biết học nghề được Nhà nước bảo đảm mới mở ra cơ hội. Hiện, tỷ lệ NLĐ học nghề đang tăng dần, tuy nhiên chưa nhiều. Lý do bởi đào tạo nghề trong thời gian 3 - 6 tháng chưa thể tạo ra sự vững chắc cho họ. Vì thế, chúng tôi hướng dẫn họ ngành nghề nào dễ tìm việc rồi từ đó mới tổ chức lớp học.

Xin cảm ơn ông!
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ninh: các tàu thuyền vào nơi tránh trú sau lệnh cấm bão

Quảng Ninh: các tàu thuyền vào nơi tránh trú sau lệnh cấm bão

20 Jul, 10:22 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Quảng Ninh hiện đang lên các giải pháp ứng phó với cơn bão số 3. Đến 17 giờ chiều 20/7, công tác kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão đã được triển khai nghiêm túc, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện trên biển.

Hải Phòng: vào cuộc quyết liệt để chống bão số 3

Hải Phòng: vào cuộc quyết liệt để chống bão số 3

20 Jul, 10:18 PM

Kinhtedothi - Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hải Phòng vừa có văn bản yêu cầu các khu, điểm du lịch; cơ sở lưu trú du lịch; cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành; di tích, di sản và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác trên địa bàn thành phố khẩn trương triển khai các phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ