Diện tích hơn 17.000 haPhạm vi đô thị Hòa Lạc thuộc địa giới hành chính các huyện Quốc Oai, Thạch Thất và TX. Sơn Tây. Phía Bắc giáp trục Hồ Tây - Ba Vì (theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô). Phía Đông giáp đê hữu sông Tích. Phía Tây và Nam giáp ranh giới tỉnh Hòa Bình. Quy mô diện tích quy hoạch đề xuất khoảng 17.274 ha. Quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 600 nghìn người.
Hạt nhân, động lực phát triển đô thị Hòa Lạc là Khu công nghệ cao Hòa Lạc và khu Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc, kết nối đồng bộ các khu chức năng đô thị và nông thôn, xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông, mạng lưới hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, chú trọng giao thông công cộng, giao thông thông minh và hướng tới đáp ứng các tiêu chí phát triển đô thị thông minh và khu đô thị sinh thái. Phát triển dân cư theo hướng tập trung tại các khu vực đô thị, hạn chế phát triển bám dọc các tuyến đường đối ngoại và phát triển lan tỏa vào các khu vực cảnh quan, kiểm soát phát triển tại các khu vực ngập lụt và khu vực thuộc hành lang thoát lũ theo quy định pháp luật.
Quy hoạch xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng của đô thị: Khu phát triển mới, khu bảo tồn cải tạo, khu cấm xây dựng, các khu dự trữ phát triển. Xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, nguyên tắc phát triển đổi với từng khu chức năng. Xác định trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, công viên cây xanh, thể dục thể thao và không gian mở đô thị; định hướng cho các hệ thống hạ tầng xã hội như y tế, nhà ở, văn hóa, thương mại dịch vụ, chợ, siêu thị... Quy hoạch tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho các khu chức năng đô thị, trục không gian chính, không gian ngầm đô thị. Có giải pháp phù họp để phát triển đô thị hai bên đường Hồ Chí Minh theo hướng xây dựng các đô thị hiện đại và đồng bộ, lựa chọn các điểm nhấn tạo bộ mặt kiến trúc cho đô thị tránh ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên, khuyến khích xây dựng một số khu điều dưỡng.
“Khoác áo mới” quy hoạch phải duy trì bản sắc văn hóaTrước khi bấm nút thông qua Nghị quyết, các đại biểu thảo luận về tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết bày tỏ đồng tình với Quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị Hòa Lạc thành đô thị mới hiện đại, đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật có vai trò giảm tải về chức năng và áp lực vế dân số cho đô thị trung tâm, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các huyện ngoại thành.
Quy hoạch xây dựng đô thị Hòa Lạc phát triển bền vững, chú trọng kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường cảnh quan và môi trường sinh thái; vừa đảm bảo nhiệm vụ quân sự quốc phòng, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích công cộng; khai thác tốt các thế mạnh, tiềm năng hiện có, phát triển trên nền tảng hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng, hạn chế can thiệp, tác động mạnh đến cảnh quan thiên hiện có.Đại biểu Dương Đức Tuấn (quận Hoàn Kiếm) cho rằng, đô thị vệ tinh Hòa lạc là 1 trong 5 đô thị vệ tinh thuộc chùm đô thị TP Hà Nội. Chức năng chính của chùm đô thị Hòa Lạc là trung tâm nghiên cứu công nghệ cao của Hà Nội và cả nước, trung tâm Đại học Quốc gia và cao đẳng dạy nghề, trung tâm y tế, khám chữa bệnh, trung tâm sinh thái…. Đô thị vệ tinh Hòa Lạc là đối trọng lớn ở phía Tây TP và là đô thị loại 1, có ý nghĩa rất quan trọng với phát triển kinh tế xã hội của vùng Thủ đô và cả nước nói chung. Hai phân khu chức năng cơ bản là khu công nghệ cao và khu ĐH Quốc gia hiện đã kết nối thuận lợi với khu vực Trung tâm Thăng Long.Đại biểu này lưu ý cơ quan chức năng cần xác định rõ hơn của mối quan hệ của đô thị vệ tinh Hòa Lạc trong định hướng điều chỉnh quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nộiđến 2030 và tầm nhìn đến 2050. Từ đó, đề xuất các chương trình ưu tiên dầu tư phát triển và nguồn lực thực hiện và dự kiến quy mô đất xây dựng đô thị cho từng giai đoạn phù hợp với từng giai đoạn.Đại biểu Trần Việt Anh - tổ đại biểu quận Ba Đình cho biết, với diện tích và quy mô của Đồ án quy hoạch, Khu đô thị Láng Hòa Lạc đã tương đương với quy mô các Thành phố trung bình ở Châu Âu và lớn hơn nhiều Thành phố loại 1 ở Việt Nam như Huế, Thanh Hóa…. Đại biểu Trần Việt Anh lưu ý, cần đánh giá thêm về yếu tố văn hóa, đưa văn hóa thành một tiêu chí để khi đồ án được phê duyệt. “Đây là khu vực có văn hóa xứ Đoài nổi tiếng, có những làng nghề nổi tiếng như Mộc Chàng Sơn, các di tích như Chùa Tây Phương, chùa Thầy, các di sản phi vật thể như rối nước, làng da…. Phải lưu ý để duy trì và phát huy các nét văn hóa đặc sắc của khu vực này. “Một cơ thể cường tráng khoác tấm áo mới về quy hoạch không thể mất đi linh hồn hay đặc trưng vốn có từ nghìn năm của vùng đấtmang trong mình đặc trưng của văn hóa xứ Đoài và bản sắc phải trở thành tiêu chí động lực cho phát triển”- đại biểu Trần Việt Anh nhấn mạnh.