Tuy nhiên, xuất khẩu của thành phố Hà Nội vẫn thấp hơn so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra của năm 2015 là 8-9%, nhưng mức tăng 11 tháng đã cao hơn so với 10 tháng và 9 tháng đầu năm (3,1% so với 1,5% và 0,2%).
Theo các chyên gia kinh tế, nguyên nhân xuất khẩu trong những tháng cuối năm tăng cao là do một số nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu có mức tăng trưởng cao hơn những tháng trước và một số nhóm hàng khác tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ 2014.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 5.052 triệu USD, chiếm tỷ trọng 49,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố, tăng 3,8% so với cùng kỳ 2014.
Cụ thể, đối với nhóm xuất khẩu chủ yếu tăng trưởng cao là nhóm hàng dệt may tăng trưởng 15,3%, cao hơn mức chỉ tiêu kế hoạch 8% và cao hơn tăng trưởng 9 tháng (7,4%) và 10 tháng (10,6%) do đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường Mỹ (tăng 28,6%) và Nhật Bản (tăng 9%).
Tiếp đó là các nhóm hàng linh kiện điện tử và thiết bị ngoại vi tăng 2,2% (9 tháng tăng 1,6%, 10 tháng tăng 1,5%) do xuất khẩu vào một số thị trường chính tăng như Hồng Kong (23,8%), Nhật Bản (6%), Mỹ (23,1%).
Cuối cùng là nhóm hàng nông sản do chịu tác động tiêu cực và suy giảm trong 8 tháng đầu năm nhưng đã tăng trở lại trong tháng thứ 3 liên tiếp ở mức 6% (9 tháng tăng 1% và 10 tháng tăng 3,1%).
Nguyên nhân là do giá các mặt hàng hạt tiêu và hạt điều đều tăng nên kim ngạch các mặt hàng này tăng ở mức cao (35%), bù đắp đáng kể vào sự suy giảm mạnh chưa phục hồi của các mặt hàng nông sản chính là gạo), chè và càphê.
Đối với một số nhóm hàng khác tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ 2014 như: giày dép và các sản phẩm từ da tăng 9,2% do tăng xuất khẩu vào các thị trường Mỹ và Trung Quốc; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh tăng 8% do tăng xuất khẩu vào các thị trường Singapore, Trung Quốc và Mỹ.
Ảnh minh họa.
|