Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hạn chế đổi tiền lẻ ở nơi lễ hội lớn nhất miền Bắc

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - “Với khách đi Lễ đền Bà Chúa Kho, chúng tôi đều nhắc nhở quý khách nên thả tiền vào hòm, bất kể tiền to hay tiền nhỏ, để đỡ phản cảm, đồng tiền đỡ rơi xuống đất”, ông Nguyễn Thành Lập- Trưởng BQL Di tích Đền Bà Chúa Kho cho biết.

Là một trong những lễ hội lớn của miền Bắc, mỗi năm, đền Bà Chúa Kho thu hút hàng chục vạn khách thập phương tới hành lễ. Theo yêu cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan chức năng và NHNN về quản lý sử dụng, lưu thông tiền lẻ, năm nay dịch vụ đổi tiền lẻ được BQL Di tích Đền Bà Chúa Kho hạn chế được ở mức tối đa.

Ông Nguyễn Thành Lập - Trưởng BQL Di tích Đền Bà Chúa Kho cho biết, tình trạng đổi tiền lẻ cũng giảm hẳn đi, một phần do ý thức của người dân và một phần do phía BQL đã có những việc làm cụ thể như tập trung các hòm công đức tại một số khu vực. 

Công tác về tiền lẻ và có những sự thay đổi nào trong thời gian gần đây về tập quán sử dụng tiền lẻ của người dân, trước đây như thế nào và bây giờ như thế nào? Và đến giờ đã có sự chuyển biến nào hay chưa?

Thực hiện công văn Ngân hàng Nhà nước chúng tôi đã nghiêm túc chấp hành và tuyên truyền vận động các hộ không đổi tiền lẻ ở khu vực khuôn viên đền, và có các biển thông báo nghiêm cấm đổi tiền lẻ, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh toàn khu. Đối với các hộ cá nhân không được phép kinh doanh, đổi tiền lẻ trong khu vực di tích. Quan điểm của nhà Đền là hoàn toàn nghiêm cấm.

Tập quán của người Việt Nam đến lễ Đền tuỳ theo khách, họ đổi ở đâu tiền lẻ ở đâu thì chúng tôi không biết, còn tâm của họ muốn đặt thì họ đặt tiền lẻ ở các ban, còn đổi thì ở nhà Đền tuyệt đối không cho đổi. Nhà Đền cũng không có chủ trương và không cho phép đổi tiền lẻ.
ông Nguyễn Thành Lập- Trưởng BQL Di tích Đền Bà Chúa Kho
Ông Nguyễn Thành Lập- Trưởng BQL Di tích Đền Bà Chúa Kho
Là người làm công tác ở khu di tích tâm linh lâu năm, ông có quan điểm như thế nào về sự khác nhau giữa đem tiền lẻ đến rải tất cả các ban và ủng hộ hoặc cúng bao nhiêu thì đặt luôn vào hòm công đức một số tiền nhất định?
Với khách đi Lễ đền Bà Chúa Kho, chúng tôi đều nhắc nhở quý khách nên thả tiền vào hòm, bất kể tiền to hay tiền nhỏ, để đỡ phản cảm, đồng tiền đỡ rơi xuống đất. Tập quán lâu đời của người Việt Nam, bình thường đi lễ dâng một ít tiền lẻ đặt trên đĩa. Chúng tôi đã thường xuyên nhắc nhở để đi vào quy củ chung của nhà Đền.

Giữa hai việc, một bên là đặt một khoản tiền lẻ lên đĩa và một bên là bỏ luôn vào hòm công đức thì ý nghĩa tâm linh không khác nhau. Chúng tôi nhắc nhở khách, đã có tâm đến với nhà Đền thì tiền bỏ vào đâu cũng là của nhà Đền và nên bỏ vào trong hòm công đức thì văn minh và lịch sự hơn.

Về quan điểm người đi lễ không nhất thiết phải chỗ nào cũng có tiền, vì đã đến một nơi tâm linh mà tôn thờ những vị có công với đất nước thì không nhất thiết phải thả tiền to hay tiền bé và thả một chỗ cũng được, và không nhất thiết phải thả nhiều chỗ.
Trước đây, việc kiểm đếm tiền lẻ tại Đền như thế nào?

Chúng tôi có một bộ phận riêng để kiểm đếm tiền lẻ, sau đó phân loại và gom vào nơi quy định của nhà Đền và gửi vào NHNN để quản lý.

Trước đây, bình thường có bao nhiêu người giúp đỡ các ông thực hiện việc thu thập tiền lẻ và phân loại? Và mất bao nhiêu lâu để kiểm đếm?

Nhà Đền quy định 3-5 hôm mở một lần, chúng tôi có 3 bộ phận: Bộ phận khương trực (chỉ trực thôi), bộ phận đi mở hòm và bộ phận kiểm đếm. Sau khi kiểm đếm, chúng tôi có quy định đưa vào nơi nhà Đền quản lý. 

Nhà Đền làm việc, gửi tiền lẻ tại Ngân hàng Công thương, BIDV... Những năm trước đây, chúng tôi phải nhờ các ngân hàng vào kiểm đếm do tiền mệnh giá nhỏ để trời mưa bị ẩm, bị xoăn nên cần các cơ quan có chuyên môn và các loại tiền xu phải thuê máy về sàng từng loại riêng biệt nên mất rất nhiều thời gian. Nhưng từ năm ngoái, thì không cần nhờ ngân hàng vào kiểm đếm nữa vì lượng tiền lẻ đã giảm bớt.

Ông có lời khuyên gì dành cho những khách đi lễ bây giờ hay không?

Ở bản Đền, chúng tôi khuyên những người đi lễ luôn tuân thủ, chấp hành phong tục tập quán, nội quy, quy chế của nhà Đền và các quy định của Nhà nước. 

Về tâm linh, các khách đến lễ Đền không cần thiết phải rải tiền nhiều trên các cung, ban và nhất là không cắm lên hoa, những chỗ gây phản cảm với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Tốt nhất là các khách bỏ tiền vào hòm giọt dầu hoặc hòm công đức.

Nhiều người có tư tưởng vào Đền thì phải để khắp các ban thì mới đúng với lễ, thần linh mới chứng cho?

Quan niệm đó in sâu vào con người Việt Nam, nhất là những người trung tuổi và trên trung tuổi. Hiện nay, chúng tôi đang vận động, nhắc nhở để khách nên để vào vị trí nào và rải như thế nào cho hợp tình hợp lý. Theo quan điểm cá nhân, để ở một nơi cũng là tâm linh, quan trọng là cái tâm của mình thôi chứ không phải rải ở khắp chỗ. Rải nhiều nơi làm mất thời gian đến các bộ phận khác. Người đi lễ sẽ mất công đi đổi tiền, nhà Đền mất công đi gom và đi đổi lại.

Nhà Đền làm công tác quản lý phục vụ khách chứ không có chức năng thay Nhà nước về thu, giữ, bắt người khác, mặc dù cũng đã làm rất kiên quyết. Về các văn bản, thông tư,  ở cơ sở sẽ tuyên truyền, vận động nhân dân và khách về lễ Đền thực hiện đúng, thực hiện tốt các quy chế, văn bản của Nhà nước.

Trong quá trình vận động, tuyên truyền người dân và những hộ dân buôn bán xung quanh Đền, ông thấy có điều gì gặp khó khăn không?

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước tỉnh và các cơ quan chức năng cần có biện pháp, chế tài cụ thể và cứng rắn hơn vì nhà Đền và cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ. Vì cứ bê mâm, khay tiền đi đổi nhìn mất mỹ quan, mà đổi thì phải theo mệnh giá khác.

Đối với các trường hợp đổi tiền ở khu vực nhà Đền, thì Đền có phạt hay không?

Nhà Đền không phạt, chỉ nhắc nhở. Vì nhà Đền không có chức năng, không có chế tài. Nhà Đền cũng đã nghiêm cấm không buôn bán quanh khu vực nhà Đền, nhưng dân họ cứ bày ra thì không kiểm soát được. 
 
Hạn chế đổi tiền lẻ ở nơi lễ hội lớn nhất miền Bắc - Ảnh 1

Bà Đào Thị Phượng – Phó GĐ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Ninh)
Khoảng 3 năm trước, lượng tiền lẻ rất lớn. Sau những chỉ đạo của nhà nước cũng như công tác tuyên truyền, nhìn chung thói quen sử dụng tiền lẻ tại các khu vực đền, chùa tại tỉnh Bắc Ninh vài năm trở lại đây đã có sự thay đổi, từ năm 2012 đến nay đã giảm hẳn, đặc biệt năm vừa qua đã giảm rất nhiều so với các năm trước. Qua nắm bắt tại một số NH làm việc trực tiếp với Ban quản lý di tích thì lượng tiền đó vào khu di tích đã giảm hẳn. Tất nhiên một khi đã là phong tục thói quen thì theo tôi cũng phải có quá trình, đến một thời điểm nào đó mới hết được. Đến nay, NHNN đã phối hợp với các cấp các ngành để tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để làm sao người dân hiểu rõ hơn và đồng thời hỗ trợ với ngành NH để thực hiện tốt chủ trương này.