Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hàn - Nhật đạt thỏa thuận về vấn đề phụ nữ mua vui thời chiến

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao của Hàn Quốc và Nhật Bản chiều 28/12 tại Seoul, Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận cuối cùng về vấn đề nô lệ tình dục thời chiến, mở ra cơ hội để 2 nền kinh tế lớn khu vực xích lại gần nhau.

Theo thỏa thuận đạt được, chính quyền Tokyo sẽ có lời xin lỗi chính thức và  nhận trách nhiệm pháp lý về việc nước này đã huy động phụ nữ rồi cưỡng ép họ mua vui cho quân lính Nhật trong Thế chiến II. Đồng thời cam kết nghĩa vụ bồi thường cho những phụ nữ Hàn bị ép mua vui.
Hàn - Nhật đạt thỏa thuận về vấn đề phụ nữ mua vui thời chiến - Ảnh 1
Ngoại trưởng Hàn - Nhật đã đạt được bước đột phá trong vấn đề

phụ nữ mua vui thời chiến.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã nhiều lần bày tỏ “lời xin lỗi từ trái tim” trước vấn đề phụ nữ Hàn bị ép mua vui. Quan chức ngoại giao 2 nước đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán marathon nhằm đạt được thỏa thuận về vấn đề hóc búa này trong năm 2015 nhân kỷ niệm 50 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương.
Biểu tình đòi công lý cho những phụ nữ Hàn bị ép mua vui cho binh sĩ Nhật trong thế chiến thứ II.
Biểu tình đòi công lý cho những phụ nữ Hàn bị ép mua vui cho binh sĩ Nhật trong thế chiến thứ II.
Trong một bước đi cho thấy dấu hiệu “tan băng” trong mối quan hệ ngoại giao song phương, hãng tin Kyodo hôm 25/12 cho biết, chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc mời Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye sang thăm Tokyo sớm. Theo các cơ quan truyền thông Nhật Bản Cố vấn Hội đồng an ninh quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi và Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Hàn Quốc Lee Byung-ki đã tiến hành thảo luận kín về chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Park Geun-hye.

Đàm phán Hàn-Nhật về việc giải quyết vấn đề người phụ nữ bị ép mua vui – trở ngại lớn trong mối quan hệ song phương suốt nhiều năm qua đi đến hồi kết đã mở ra cơ hội để “sưởi ấm” mối quan hệ còn tồn tại nhiều khúc mắc giữa 2 nước của khu vực. Đặc biệt, việc 2 đồng minh thân cận của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương xích lại gần nhau sẽ giúp Washington vơi bớt nỗi lo và “toàn tâm toàn ý” tập trung thực hiện chiến lược xoay trục tại châu Á.