Cảnh sát giao thông phân làn.
Nhận xét về đề thi môn Văn, một học sinh Trường THPT Trung Văn (huyện Từ Liêm) cho hay: Đề thi vừa sức, em làm xong sớm, thừa 15 phút. Trong phòng em cũng có nhiều bạn thừa thời gian như em. Đối với em, câu khó nhất trong đề thi môn Văn đó chính là câu nghị luận xã hội (3 điểm) yêu cầu viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ bày tỏ suy nghĩ về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam. Với câu này, em hơi khó khăn trong việc viết phần mở bài. Nhưng khi làm xong được phần này, thì em làm bình thường bằng việc đưa ra các ví dụ và liên hệ với bản thân.
Phụ huynh động viên thí sinh sau khi kết thúc môn Văn. Ảnh: Thủy Trúc
Bạn Phạm Đức An, học sinh lớp 12 A1, Trường Phan Bội Châu (quận Thanh Xuân) khá hào hứng với câu 2 nghị luận xã hội. Đức An vui vẻ cho hay: Với câu hỏi này, em định nghĩa thế nào nào là lòng dũng cảm, đưa ra ví dụ về lòng dũng cảm, chẳng hạn như có những chiến sĩ công an dũng cảm hy sinh trong khi làm nhiệm vụ để cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.
Nói về trường hợp của học sinh Nguyễn Văn Nam trong câu hỏi 2, Đức An cho biết: Nếu vào trường hợp của em, trong hoàn cảnh đó thì mình còn do dự trước khi nhảy xuống để cứu các em học sinh đó. Em cũng có giải pháp đó là hô hào mọi ngwoif xung quanh cùng xuống cứu em nhỏ. Em sẽ lấy nhân vật Nguyễn Văn Nam là tấm gương để học tập và là động lực để cho mình dũng cảm trong cuộc sống.
TS tranh thủ ôn bài trước khi dự thi môn văn sáng nay tại HĐT Trường THPT Kim Liên.
|
|
Các TS dự thi trường THPT Kim Liên |
Tuy nhiên, với những thí sinh không quan tâm nhiều đến cuộc sống diễn ra bên ngoài thì câu hỏi thứ hai là khó. Em Ngô Hải Yến, học sinh lớp 12 Trường THPT Nhân Chính, thi tại điểm thi Trường Phan Đình Giót cho hay: Ở phòng thi của em có nhiều bạn làm không tốt câu hỏi này. Các bạn cứ nghĩ rằng, câu hỏi sẽ được ra trong kiến thức lớp 12. Bởi vậy, với câu hỏi này, có bạn chỉ còn cách là “chém gió”.
Thí sinh phấn khởi vì đề thi vừa sức. Ảnh: Thủy Trúc
Em Đàm Vỹ Linh, học sinh trường THPT Kim Liên cho biết: "Câu 1 không khó khi hỏi về thái độ của bà mẹ Hạ Du trong truyện ngắn "Thuốc" của nhà văn Lỗ Tấn khi ra thăm mộ con thấy vòng hoa trên mộ cũng như ý nghĩa của vòng hoa. Câu này nhiều bạn làm được. Đề câu tự luận cũng không khó vì đã được học khá kỹ, em chọn đề về nhân vật Mỵ trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài. Nhưng câu số 2 thì bất ngờ với nhiều bạn. Với câu 2, em thấy đề ra khá thú vị và không khó đối với em”-Linh chia sẻ.
Tương tự, thí sinh Nguyễn Thọ Trí Đức học sinh trường THPT Phương Nam phấn khởi: Đề thi năm nay không khó, em rất thích câu số 2. Câu này yêu cầu học sinh bày tỏ suy nghĩ về hành động dũng cảm của học sinh Nguyễn Văn Nam đã cứu 5 học sinh bị đuối nước. “Đây là câu hỏi rất hay, mang tính thời sự, đặc biệt, mang tính giáo dục học sinh rất cao… Em hoàn thành bài trước thời gian 30 phút. Em khá tự tin với môn thi này, chỉ hơi lo hai môn Sinh và môn Địa, vì đến đầu tháng 3 chúng em mới được báo hai môn thi này. Môn Văn, Toán, Ngoại ngữ chúng em được học, ôn tập rất kỹ ngay từ đầu năm”.
Thí sinh nộp bài thi. Ảnh Đức Giang |
Theo đánh giá của giáo viên về môn thi Ngữ văn, cô Phạm Thị Thu Hiền, giáo viên Văn trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) chia sẻ: Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn rất phù hợp với học sinh lớp 12. Đây là đề thi cơ bản, đảm bảo tính toàn diện. “Câu 2, là đề mở, (bày tỏ suy nghĩ về hành động cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam (Nghệ An) rất hay, gần với đời sống, có tính giáo dục cao đối với học sinh. Khi học các em đã được đề cập đến như thế nào là sống đẹp, không quá khó với học sinh, nó kích thích sự sáng tạo cho học sinh.”- cô Hiền cho biết.
Thời tiết trong buổi thi thứ nhất ở Hà Nội khá dễ chịu. Tình hình thi diễn ra ổn định, an toàn. Chiều nay, thí sinh sẽ thi môn Hóa học (thời gian làm bài 60 phút).