Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hậu Brexit, sinh viên EU không muốn du học ở Anh

Hà Phương (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Theo số liệu thống kê, số người nộp đơn xin du học tại Anh từ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) giảm 9% so với cùng kỳ năm 2015.

 Sinh viên chụp ảnh tốt nghiệp tại trường đại học Oxford, Anh.

Những con số được đưa ra cho thấy sinh viên tại các nước thành viên trong khối không còn có nguyện vọng đến Anh du học sau khi cử tri nước này ủng hộ việc rời EU hay còn gọi là Brexit. Trước đó, giới chuyên gia đưa ra cảnh báo, Brexit có thể gây ảnh hưởng tới chi phí cho một khóa học hay việc thực hiện một dự án nghiên cứu tại các trường đại học ở Anh, đồng thời tác động xấu tới vấn đề thu hút nhân tài có chất lượng.

Một số liệu thống kê mới công bố, trong khóa học bắt đầu từ tháng 9/2017 tại các trường đại học danh tiếng ở Anh cho thấy số lượng sinh viên đến từ những nước thành viên khối EU đã giảm chỉ còn khoảng 620 người, trong khi vào tháng 9/2016 con số là 6.240 người. Trước đó, các chuyên gia đã cảnh báo, giáo dục Anh sẽ phải đối mặt với khủng hoảng từ nguy cơ mất đội ngũ giảng viên nước ngoài, lượng sinh viên quốc tế giảm và không còn được nhận hỗ trợ tài chính, thời hậu Brexit.

Vậy là, sau gần 4 tháng kể từ cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/6, Brexit đã mang đến nhiều hệ lụy không chỉ với nền giáo dục mà còn cả nền kinh tế Vương quốc Anh, và ảnh hưởng tiêu cực dường như nhiều hơn tích cực. Giới truyền thông Anh mới đây đã đưa ra bình luận cho thấy, hậu Brexit chứng kiến sự tụt dốc không phanh của đồng Bảng Anh, đồng tiền suy yếu và lạm phát tăng đã khiến cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn. Thâm hụt thương mại của Anh cao hơn hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu, doanh số bản lẻ trì trệ vì giá quá quần áo mùa đông quá cao.