Theo chương trình làm việc, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc sẽ phát biểu khai mạc phiên chất vấn. Tiếp đến, UBND TP Hà Nội trình bày báo cáo tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện các kết luận của Chủ tọa kỳ họp tại phiên chất vấn, các kiến nghị giám sát của Thường trực, các Ban HĐND TP, các kiến nghị cử tri và kết luận các buổi tiếp theo vụ việc của Thường trực HĐND TP từ đầu kỳ đến nay. Sau phần báo cáo, giải trình của UBND TP, đại biểu (ĐB) HĐND TP sẽ thực hiện chất vấn trực tiếp đối với UBND TP, các sở, ngành liên quan tại hội trường. Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh: "Theo chương trình kỳ họp đã được HĐND Thông qua, hôm nay HĐND sẽ dành cả ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường. Đây là phiên chất vấn tại hội trường cuối cùng của nhiệm kỳ này. Với tính chất đó, phiên chất vấn hôm nay sẽ là dịp để chúng ta cùng nhìn lại những kết quả hoạt động của HĐND Thành phố thông qua các hoạt động chất vấn, giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và đôn đốc giải quyết đơn thư của công dân từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Đây cũng là dịp để chúng ta báo cáo với cử tri và nhân dân những việc các cấp chính quyền ở Thành phố đã làm được trong nhiệm kỳ, chỉ ra những việc chưa làm được, nguyên nhân, trách nhiệm của từng ngành, từng cấp để chúng ta tiếp tục thực hiện và làm tốt hơn trong nhiệm kỳ tới. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, qua tiếp xúc cử tri, HĐND TP đã tổng hợp và chuyển đến UBND TP 2.962 ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của Thành phố để UBND chỉ đạo giải quyết; đã tiếp nhận 9.353 Đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, qua xử lý, phân loại đã chuyển 2305 đơn thư đến các cơ quan để xem xét giải quyết theo thẩm quyền. Thường trực HĐND và các ban đã tiến hành 89 đợt giám sát chuyên đề, sau giám sát đều có thông báo kết luận để gửi UBND và các cơ quan liên quan kèm theo những đề xuất, kiến nghị rất cụ thể. Qua hoạt động giám sát và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ tới nay, HĐND Thành phố có 768 kiến nghị. Để phục vụ cho phiên chất vấn hôm nay UBND Thành phố đã có báo cáo tổng hợp về tình hình, kết quả thực hiện những vấn đề mà HĐND và các đại biểu HĐND Thành phố nêu lên trong nhiệm kỳ thuộc trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị. Trong báo cáo UBND Thành phố gửi tới các vị đại biểu HĐND nêu rõ những nội dung đã giải quyết xong, đang giải quyết và chưa giải quyết, nguyên nhân. Báo cáo gom lại 197 nội dung với 7 nhóm:
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu khai mạc phiên chất vấn.
Nhóm một: Nhóm vấn đề quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, quản đô thị (56 câu); Nhóm hai: Quản lý nhà nước về đất đai, môi trường (12 câu); Nhóm ba: Vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế (20 câu)
Nhóm bốn: Quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, khoa học (73 câu); Nhóm năm: Quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp (22 câu); Nhóm sáu: Nhóm vấn đề quản lý nhà nước về nâng cao năng lực hiệu quả tổ chức bộ máy chính quyền, cải cách hành chính (11 câu); Nhóm bảy: Vấn đề tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, các vụ việc do Thường trực HĐND tiếp công dân (02 câu). Tại buổi chất vấn hôm nay, UBND TP sẽ trình bày báo cáo tóm tắt tổng hợp về những vấn đề này.
Để phiên chất vấn của các đại biểu được tập trung, sau trình bày báo cáo tóm tắt của UBND, HĐND chúng ta sẽ tiến hành chất vấn theo nhóm vấn đề trong các nhóm vấn đề chúng ta sẽ lựa chọn những vấn đề được quan tâm trong quá trình giám sát, chất vấn của đại biểu HĐND trong nhiệm kỳ này hiện còn tồn tại và cần tiếp tục tập trung chỉ đạo giải quyết. Với thời gian chất vấn 1 ngày, để mỗi vấn đề được chất vấn sâu, bàn thảo kỹ lưỡng, chủ tọa chúng tôi đề nghị HĐND sẽ chất vấn theo 4 nhóm vấn đề sau:
1. Nhóm vấn đề về kinh tế (nổi lên là vấn đề nợ thuế, phí, tiền sử dụng đất)
2. Nhóm vấn đề về quản lý đô thị, nhà ở, đất đai (nổi lên là vấn để trật tự xây dựng, quản lý nhà chung cư, nhà chuyên dùng, quản lý đất đai, phòng cháy chữa cháy…)
3. Nhóm vấn đề về văn hóa - xã hội (nổi lên là vấn đề xây dựng và quản lý công viên, vườn hoa, sân chơi; vấn đề nước sạch nông thôn…)
4. Nhóm vấn đề về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm (nổi lên là vấn đề ô nhiễm môi trường cụm công nghiệp, môi trường làng nghề, vệ sinh an toàn thực phẩm…)
Về hình thức chất vấn: Đây là phiên tái chất vấn, vì vậy căn cứ báo cáo của UBND, báo cáo của các sở, ngành và tình hình thực tiễn của Thành phố, đại biểu thực hiện chất vấn trực tiếp tại hội trường theo từng nhóm vấn đề mà chủ tọa đã nêu ở trên. Với mỗi nhóm vấn đề đại biểu có thể hỏi nhiều câu, với nhiều người. Đại biểu hỏi ai, chủ tọa sẽ mời người đó trả lời. Tại phiên chất vấn hôm nay, chủ tọa đã mời tất cả các đồng chí lãnh đạo UBND và giám đốc các sở ngành tham dự để sẵn sàng trả lời chất vấn của các đại biểu". Sau phần phát biểu khai mạc của Chủ tịch HĐND TP, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Vũ Hồng khanh báo cáo tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện các kết luận của Chủ tọa kỳ họp tại phiên chất vấn, các kiến nghị giám sát của Thường trực, các Ban HĐND TP, các kiến nghị cử tri và kết luận các buổi tiếp theo vụ việc của Thường trực HĐND TP từ đầu kỳ đến nay.
Nhóm bốn: Quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, khoa học (73 câu); Nhóm năm: Quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp (22 câu); Nhóm sáu: Nhóm vấn đề quản lý nhà nước về nâng cao năng lực hiệu quả tổ chức bộ máy chính quyền, cải cách hành chính (11 câu); Nhóm bảy: Vấn đề tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, các vụ việc do Thường trực HĐND tiếp công dân (02 câu). Tại buổi chất vấn hôm nay, UBND TP sẽ trình bày báo cáo tóm tắt tổng hợp về những vấn đề này.
Để phiên chất vấn của các đại biểu được tập trung, sau trình bày báo cáo tóm tắt của UBND, HĐND chúng ta sẽ tiến hành chất vấn theo nhóm vấn đề trong các nhóm vấn đề chúng ta sẽ lựa chọn những vấn đề được quan tâm trong quá trình giám sát, chất vấn của đại biểu HĐND trong nhiệm kỳ này hiện còn tồn tại và cần tiếp tục tập trung chỉ đạo giải quyết. Với thời gian chất vấn 1 ngày, để mỗi vấn đề được chất vấn sâu, bàn thảo kỹ lưỡng, chủ tọa chúng tôi đề nghị HĐND sẽ chất vấn theo 4 nhóm vấn đề sau:
1. Nhóm vấn đề về kinh tế (nổi lên là vấn đề nợ thuế, phí, tiền sử dụng đất)
2. Nhóm vấn đề về quản lý đô thị, nhà ở, đất đai (nổi lên là vấn để trật tự xây dựng, quản lý nhà chung cư, nhà chuyên dùng, quản lý đất đai, phòng cháy chữa cháy…)
3. Nhóm vấn đề về văn hóa - xã hội (nổi lên là vấn đề xây dựng và quản lý công viên, vườn hoa, sân chơi; vấn đề nước sạch nông thôn…)
4. Nhóm vấn đề về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm (nổi lên là vấn đề ô nhiễm môi trường cụm công nghiệp, môi trường làng nghề, vệ sinh an toàn thực phẩm…)
Về hình thức chất vấn: Đây là phiên tái chất vấn, vì vậy căn cứ báo cáo của UBND, báo cáo của các sở, ngành và tình hình thực tiễn của Thành phố, đại biểu thực hiện chất vấn trực tiếp tại hội trường theo từng nhóm vấn đề mà chủ tọa đã nêu ở trên. Với mỗi nhóm vấn đề đại biểu có thể hỏi nhiều câu, với nhiều người. Đại biểu hỏi ai, chủ tọa sẽ mời người đó trả lời. Tại phiên chất vấn hôm nay, chủ tọa đã mời tất cả các đồng chí lãnh đạo UBND và giám đốc các sở ngành tham dự để sẵn sàng trả lời chất vấn của các đại biểu". Sau phần phát biểu khai mạc của Chủ tịch HĐND TP, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Vũ Hồng khanh báo cáo tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện các kết luận của Chủ tọa kỳ họp tại phiên chất vấn, các kiến nghị giám sát của Thường trực, các Ban HĐND TP, các kiến nghị cử tri và kết luận các buổi tiếp theo vụ việc của Thường trực HĐND TP từ đầu kỳ đến nay.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Vũ Hồng Khanh
Theo đó, đối với nhóm vấn đề về kinh tế: 10 tháng đầu năm 2005, Cục thuế Hà Nội đã thu nộp ngân sách TP 8.137 tỷ đồng , trong đó thu nợ, thuế, phí là 4.662 tỷ; thu nợ các khoản liên quan đến đất 3.476 tỷ; số nợ thuế còn lại là 21.850 tỷ (trong đó có nợ khó thu là 2.557 tỷ, nợ có khả năng thu là 19.292 tỷ).
Mặc dù cơ quan thuế đã quyết liệt đôn đốc thu nợ cưỡng chế nợ thuế nên số nợ có khả năng thu đã giảm so với đầu năm, nhưng số thuế nợ đến thời điểm 31/10/2015 vẫn ở mức cao.
Nguyên nhân khách quan được chỉ ra do nền kinh tế trong nước đã có những chuyển biến tích cực nhưng chưa bền vững, năng lực cạnh tranh chưa cao; nhu cầu sử dụng vốn của DN phục vụ sản xuất kinh doanh chưa được cải thiện; thị trường bất động sản 9 tháng đầu năm đã có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa bền vững; tồn kho hàng hóa còn nhiều dẫn đến DN ứ đọng vốn; đầu tư mua sắm tài sản công bị hạn chế, đặc biệt nhiều công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhưng chậm được thanh toán, dẫn đến công nợ lẫn nhau giữa các DN.
Bên cạnh đó, còn có những hạn chế , khuyết điểm là số liệu nợ thuế còn sai lệch, làm mất thời gian, công sức để đối chiếu, xử lý đối chiếu số nợ sai; các khoản nợ đều bị tính tiền chậm nộp nên số nợ khó thu vẫn phải tính tiền chậm nộp do đó số tiền chậm nộp ngày càng tăng cao...
Để khắc phục khó khăn tồn tồn tại, góp phần tăng thu ngân sách, phấn đấu số nợ thuế đến 31/12/2015 ở mức thấp nhất, thời gian tới, UBND TP Hà Nội tiếp tục chỉ đạo Cục thuế nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn cho DN trong sản xuất kinh doanh; cải cách thủ tục hành chính thuế; tăng cường đôn đốc thu nộp thuế hàng tháng; rà soát cơ sở dữ liệu thuế, đặc biệt là dữ liệu nợ thuế để bảo đảm dữ liệu sach; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định, quy trình về công tác quản lý nợ thuế. Nhóm vấn đề quản lý đô thị, nhà ở, đất đai: Về xử lý các dự án chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng, ở nhóm các dự án chậm hoàn thành GPMB dẫn đến chậm triển khai có 326 dự án, trong đó có 62 dự án đang được giải quyết vướng mắc, tháo gỡ khó khăn để tiếp tục thực hiện; 188 dự án đã xong GPMB; 53 dự án đang được kiến nghị thu hồi đất; 23 dự án được đề nghị điều chỉnh đầu tư do điều chỉnh quy hoạch. Ở nhóm các dự án được Nhà nước giao cho thuê đất nhưng thực hiện chậm 24 tháng so với tiến độ, có 75 dự án, trong đó 8 dự án đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng; 1 dự án được đề xuất phương án quản lý, sử dụng đất hiệu quả, 4 dự án đã có quyết định thu hồi; 12 dự án đã được đưa ra khỏi danh sách dự án chậm tiến độ... Ở nhóm dự án có dấu hiệu vi phạm, chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính có 107 dự án, có 68 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính; 54 dự án nợ thuế trên 90 ngày; 8 dự án thuộc nhóm nợ chờ xử lý... Năm 2015, Thành phố đã quyết định thu hồi 7 dự án với tổng diện tích thu hồi hơn 62.300m2 và đang lập hồ sơ thu hồi 4 dự án với tổng diện tích hơn 1.086.000m2. Thời gian tới, UBND Thành phố sẽ tổ chức thẩm định chặt chẽ dự án đầu tư, nhu cầu sử dụng đất để lựa chọn được các nhà đầu tư có năng lực; phát huy chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội; tiếp tục eaf soát, kiểm tra, xử lý việc chấp hành luật đất đai; hoàn thiện cơ chế, chính sách, trình tự tổ chức thực hiện các quyết định thu hồi đất... Về việc lý nhà chung cư, nhà công vụ, hiện trên địa bàn có 643 nhà chung cư đã đưa vào sử dụng, tập trung trên địa bàn 15 quận, huyện, trong đó có 477 nhà chung cư thương mại và 166 chung cư tái định cư. Hiện Thành phố đã thành lập được 191 ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư tại 297 nhà chng cư, đạt tỷ lệ 40%; đã giải quyết được các tranh chấp liên quan đến giá dịch vụ nhà chung cư, các chủ đầu tư đã từng bước thực hiện trách nhiệm trong việc bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng từ các diện tích chưa bán, qua đó cơ bản làm giảm các bức xúc của cư dân. Tuy nhiên, tại một số nhà chung cư vẫn nảy sinh tranh chấp liên quan đến sở hữu chung - riêng sau khi các hộ có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà nhưng chủ đầu tư vì nhiều lý do chưa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người dân; một số chủ đầu tư chưa nghiêm túc, chậm trễ trong bàn giao kinh phí bảo trì 2%...
Mặc dù cơ quan thuế đã quyết liệt đôn đốc thu nợ cưỡng chế nợ thuế nên số nợ có khả năng thu đã giảm so với đầu năm, nhưng số thuế nợ đến thời điểm 31/10/2015 vẫn ở mức cao.
Nguyên nhân khách quan được chỉ ra do nền kinh tế trong nước đã có những chuyển biến tích cực nhưng chưa bền vững, năng lực cạnh tranh chưa cao; nhu cầu sử dụng vốn của DN phục vụ sản xuất kinh doanh chưa được cải thiện; thị trường bất động sản 9 tháng đầu năm đã có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa bền vững; tồn kho hàng hóa còn nhiều dẫn đến DN ứ đọng vốn; đầu tư mua sắm tài sản công bị hạn chế, đặc biệt nhiều công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhưng chậm được thanh toán, dẫn đến công nợ lẫn nhau giữa các DN.
Bên cạnh đó, còn có những hạn chế , khuyết điểm là số liệu nợ thuế còn sai lệch, làm mất thời gian, công sức để đối chiếu, xử lý đối chiếu số nợ sai; các khoản nợ đều bị tính tiền chậm nộp nên số nợ khó thu vẫn phải tính tiền chậm nộp do đó số tiền chậm nộp ngày càng tăng cao...
Để khắc phục khó khăn tồn tồn tại, góp phần tăng thu ngân sách, phấn đấu số nợ thuế đến 31/12/2015 ở mức thấp nhất, thời gian tới, UBND TP Hà Nội tiếp tục chỉ đạo Cục thuế nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn cho DN trong sản xuất kinh doanh; cải cách thủ tục hành chính thuế; tăng cường đôn đốc thu nộp thuế hàng tháng; rà soát cơ sở dữ liệu thuế, đặc biệt là dữ liệu nợ thuế để bảo đảm dữ liệu sach; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định, quy trình về công tác quản lý nợ thuế. Nhóm vấn đề quản lý đô thị, nhà ở, đất đai: Về xử lý các dự án chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng, ở nhóm các dự án chậm hoàn thành GPMB dẫn đến chậm triển khai có 326 dự án, trong đó có 62 dự án đang được giải quyết vướng mắc, tháo gỡ khó khăn để tiếp tục thực hiện; 188 dự án đã xong GPMB; 53 dự án đang được kiến nghị thu hồi đất; 23 dự án được đề nghị điều chỉnh đầu tư do điều chỉnh quy hoạch. Ở nhóm các dự án được Nhà nước giao cho thuê đất nhưng thực hiện chậm 24 tháng so với tiến độ, có 75 dự án, trong đó 8 dự án đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng; 1 dự án được đề xuất phương án quản lý, sử dụng đất hiệu quả, 4 dự án đã có quyết định thu hồi; 12 dự án đã được đưa ra khỏi danh sách dự án chậm tiến độ... Ở nhóm dự án có dấu hiệu vi phạm, chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính có 107 dự án, có 68 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính; 54 dự án nợ thuế trên 90 ngày; 8 dự án thuộc nhóm nợ chờ xử lý... Năm 2015, Thành phố đã quyết định thu hồi 7 dự án với tổng diện tích thu hồi hơn 62.300m2 và đang lập hồ sơ thu hồi 4 dự án với tổng diện tích hơn 1.086.000m2. Thời gian tới, UBND Thành phố sẽ tổ chức thẩm định chặt chẽ dự án đầu tư, nhu cầu sử dụng đất để lựa chọn được các nhà đầu tư có năng lực; phát huy chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội; tiếp tục eaf soát, kiểm tra, xử lý việc chấp hành luật đất đai; hoàn thiện cơ chế, chính sách, trình tự tổ chức thực hiện các quyết định thu hồi đất... Về việc lý nhà chung cư, nhà công vụ, hiện trên địa bàn có 643 nhà chung cư đã đưa vào sử dụng, tập trung trên địa bàn 15 quận, huyện, trong đó có 477 nhà chung cư thương mại và 166 chung cư tái định cư. Hiện Thành phố đã thành lập được 191 ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư tại 297 nhà chng cư, đạt tỷ lệ 40%; đã giải quyết được các tranh chấp liên quan đến giá dịch vụ nhà chung cư, các chủ đầu tư đã từng bước thực hiện trách nhiệm trong việc bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng từ các diện tích chưa bán, qua đó cơ bản làm giảm các bức xúc của cư dân. Tuy nhiên, tại một số nhà chung cư vẫn nảy sinh tranh chấp liên quan đến sở hữu chung - riêng sau khi các hộ có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà nhưng chủ đầu tư vì nhiều lý do chưa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người dân; một số chủ đầu tư chưa nghiêm túc, chậm trễ trong bàn giao kinh phí bảo trì 2%...
Thời gian tới, Thành phố sẽ tăng cường hơn nữa công tác đôn đốc và hướng dẫn các đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư, tiếp tục tổ chức kiểm tra, rà soát công tác quản lý sử dụng nhà chung cư trên các địa bàn; phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành, bổ sung cơ chế chính sách cho phát triển và quản lý nhà chung cư, phù hợp và đồng bộ với các quy định của luật hiện hành...
Với nhà tái định cư, Thành phố sẽ rà soát toàn bộ quỹ nhà này để bố trí nơi sinh hoạt cộng đồng; kiểm tra, rà soát chất lượng công trình, thống kê, khắc phục các tồn tại, bất cập, phấn đấu hoàn thành cơ bản việc thành lập Ban quản trị trong năm 2016 và tếp tục đưa công tác quản lý sử dụng nhà chung cư vào nề nếp.
Về nhóm vấn đề văn hóa, xã hội, báo cáo làm rõ về việc công bố công khai danh mục kêu gọi đầu tư xã hội hoá đối với 6 dự án có sự hỗ trợ đầu tư từ ngân sách TP; Việc thực hiện quyết toán phần vốn ngân sách đầu tư và xác định giá trị còn lại đối với 16 dự án cấp nước sạch; Việc hỗ trợ xây dựng 30.000 thiết bị xử lý nước hộ gia đình theo kế hoạch năm 2015; Bố trí vốn đối ứng để triển khai các dự án thuộc chương trình WB...
Về công tác quy hoạch, quản lý, đầu tư, khai thác vườn hoa, công viên, hồ nước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Vũ Hồng Khanh cho biết TP đã quan tâm đẩy mạnh công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư, huy động các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư xây dựng.
Trong 5 năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong huy động các nguồn kinh tế, TP đã hoàn thành nhiều công trình như công viên Hoà Bình, Yên Sở, Yên Hòa, Việt Hưng, Sài Đồng... 11 hồ nước theo phương thức xã hội hóa, 9 hồ bằng vốn ODA.
Về quản lý, khai thác, vận hành công viên, vườn hoa, hồ nước thời gian qua được thực hiện khá tốt. TP cũng đã chỉ đạo Sở Xây dựng thực hiện tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc quản lý, duy trì và bảo đảm vệ sinh môi trường tại các công viên, vườn hoa trên địa bàn... Về nhóm vấn đề môi trường, an toàn thực phẩm, trước hết là việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra ngoài ngoại thành, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP cho biết, Thành phố đã rà soát, lập danh mục cơ sở thuộc 17 ngành ngề gây ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch, hướng dẫn, làm thủ tục cho 41 doanh nghiệp di dời, xử lý triệt để 25 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn.
Thời gian tới, UBND TP vẫn tiếp tục đẩy mạnh xử lý và di dời các cơ sở gây ô nhiễm. Thành phố sẽ khảo sát thực tế tại các cơ sở gây ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch để tiếp tục xây dựng danh mục, tiêu chí và lộ trình, biện pháp di dời. Thành phố sẽ ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện đánh giá ô nhiễm môi trường và các nội dung liên quan phục vụ công tác di dời, công bố công khai thông tin quy hoạch để các đối tượng di dời biết và chủ động thực hiện; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác di dời ở các cấp, các ngành, có chế tài và biện pháp kiên quyết xử lý các trường hợp chậm di dời gây ô nhiễm và vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, quy hoạch, đất đai.
Về xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, Phó Chủ tịch Thường trực Vũ Hồng Khanh cho biết, để đảm bảo sự phát triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, gắn với chiến lược và quy hoạch phát triển của Thủ đô.
Trong số 1.350 làng nghề và làng có nghề, có 244 làng có nghề truyền tống nhưng phân bổ không đều, tập trung ở các huyện Phú Xuyên, Thanh Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa... UBND TP đã công nhận 287 làng nghề.
Với nhà tái định cư, Thành phố sẽ rà soát toàn bộ quỹ nhà này để bố trí nơi sinh hoạt cộng đồng; kiểm tra, rà soát chất lượng công trình, thống kê, khắc phục các tồn tại, bất cập, phấn đấu hoàn thành cơ bản việc thành lập Ban quản trị trong năm 2016 và tếp tục đưa công tác quản lý sử dụng nhà chung cư vào nề nếp.
Về nhóm vấn đề văn hóa, xã hội, báo cáo làm rõ về việc công bố công khai danh mục kêu gọi đầu tư xã hội hoá đối với 6 dự án có sự hỗ trợ đầu tư từ ngân sách TP; Việc thực hiện quyết toán phần vốn ngân sách đầu tư và xác định giá trị còn lại đối với 16 dự án cấp nước sạch; Việc hỗ trợ xây dựng 30.000 thiết bị xử lý nước hộ gia đình theo kế hoạch năm 2015; Bố trí vốn đối ứng để triển khai các dự án thuộc chương trình WB...
Về công tác quy hoạch, quản lý, đầu tư, khai thác vườn hoa, công viên, hồ nước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Vũ Hồng Khanh cho biết TP đã quan tâm đẩy mạnh công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư, huy động các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư xây dựng.
Trong 5 năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong huy động các nguồn kinh tế, TP đã hoàn thành nhiều công trình như công viên Hoà Bình, Yên Sở, Yên Hòa, Việt Hưng, Sài Đồng... 11 hồ nước theo phương thức xã hội hóa, 9 hồ bằng vốn ODA.
Về quản lý, khai thác, vận hành công viên, vườn hoa, hồ nước thời gian qua được thực hiện khá tốt. TP cũng đã chỉ đạo Sở Xây dựng thực hiện tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc quản lý, duy trì và bảo đảm vệ sinh môi trường tại các công viên, vườn hoa trên địa bàn... Về nhóm vấn đề môi trường, an toàn thực phẩm, trước hết là việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra ngoài ngoại thành, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP cho biết, Thành phố đã rà soát, lập danh mục cơ sở thuộc 17 ngành ngề gây ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch, hướng dẫn, làm thủ tục cho 41 doanh nghiệp di dời, xử lý triệt để 25 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn.
Thời gian tới, UBND TP vẫn tiếp tục đẩy mạnh xử lý và di dời các cơ sở gây ô nhiễm. Thành phố sẽ khảo sát thực tế tại các cơ sở gây ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch để tiếp tục xây dựng danh mục, tiêu chí và lộ trình, biện pháp di dời. Thành phố sẽ ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện đánh giá ô nhiễm môi trường và các nội dung liên quan phục vụ công tác di dời, công bố công khai thông tin quy hoạch để các đối tượng di dời biết và chủ động thực hiện; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác di dời ở các cấp, các ngành, có chế tài và biện pháp kiên quyết xử lý các trường hợp chậm di dời gây ô nhiễm và vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, quy hoạch, đất đai.
Về xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, Phó Chủ tịch Thường trực Vũ Hồng Khanh cho biết, để đảm bảo sự phát triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, gắn với chiến lược và quy hoạch phát triển của Thủ đô.
Trong số 1.350 làng nghề và làng có nghề, có 244 làng có nghề truyền tống nhưng phân bổ không đều, tập trung ở các huyện Phú Xuyên, Thanh Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa... UBND TP đã công nhận 287 làng nghề.
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (tổ Hà Đông) đặt câu hỏi về vấn đề nợ thuế.
Kết quả phân tích chất lượng môi trường, quan trắc tại 22 làng nghề với tần suất 2 đợt/năm cho thấy, hầu hết các làng nghề mới chỉ tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt, chưa có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, thu gom và xử lý chất thải rắn, thải thẳng ra môi trường... Thời gian qua, UBND TP đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề, chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường luôn chiếm 2-3% tổng chi ngân sách Thành phố. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa công tác đầu tư và cung cấp các dịch vụ môi trường, khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng KHKT vào xử lý các vấn đề môi trường... UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí cho các quận, huyện, thị xã tập trung đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm, điểm công nghiệp làng nghề. Một số dự án quy mô lớn đã và đang được triển khai thực hiện gồm: Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Dương Liễu, Hoài Đức xử lý nước thải cho làng nghề 3 xã Cát Quế - Dương Liễu - Minh Khai đi vào hoạt động năm 2016; Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, Hoài Đức; Dự án đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề cơ kim khí Thanh Thùy, Thanh Oai... Thời gian tới, UBND TP sẽ nghiên cứu xây dựng thí điểm mô hình Hệ thống quản lý môi trường tại làng nghề, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đổi mới công nghệ, quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường... Về kiểm soát an toàn thực phẩm đối với hoa quả trong nước, nhập khẩu, UBND TP đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương tăng cường thanh, kiểm tra, lấy mẫu giám sát hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm. Đối với hoa quả trong nước, Sở NN&PTNT phối hợp các quận, huyện, ban quản lý chợ đầu mối quản lý nguồn gốc hoa quả đưa về các chợ. Các cơ sở kinh doanh hoa quả đầu mối đều phải xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Đối với hoa quả nhập khẩu, qua kiểm tra, các cơ sở đều có giấy tờ nhập khẩu và kiểm dịch, các loại hoa quả đều được đóng trong thùng xốp và có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các sai phạm kịp thời, các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, lấy mẫu để giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Năm 2015, ngành nông nghiệp đã lấy 92 mẫu phân tích, phát hiện 1 mẫu nhập khẩu có dư lượng thuốc vượt mức giới hạn tối đa cho phép. Nhằm tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, ngoài tăng cường hoạt động của các cơ quan hện có, Thành phố đã thành lập đội cơ động liên ngành. Qua 5 năm (2010-2015), đã tiến hành kiểm tra, xử lý 6.685 vụ vi phạm về chất lượng ATTP, phạt hành chính hơn 32 tỷ đồng, tiêu hủy hàng hóa trị giá trên 37,7 tỷ đồng... Sau báo cáo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Vũ Hồng Khanh, các ĐB tái chất vấn về nhóm vấn đề đầu tiên liên quan đến lĩnh vực kinh tế
Trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề nợ thuế của các ĐB Phạm Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Thùy, Lê Văn Thành, ông Hà Minh Hải - Cục trưởng Cục thuế Hà Nội cho biết, trong báo cáo của UBND TP Hà Nội đã nêu đầy đủ về nguyên nhân nợ và giải pháp khắc phục. Về nguyên nhân nợ, từ năm 2007, trước thời điểm khủng hoảng tài chính lan rộng, số nợ thuế là trên 2.000 tỷ, chiếm 5%. Tuy nhiên, sau khi khủng hoảng lan rộng, cộng với tình hình bất động sản đóng băng, đến năm 2014, số nợ thuế tăng có khả năng lên 18.699 tỷ đồng, chiếm 17% tổng số. Tiền chậm nộp lên trên 5.275 tỷ, chiếm 28% tổng số nợ thuế. Hiện nay, tiền chậm nộp 10 tháng đầu năm 2015 là 7.092 tỷ, chiếm 36,8% tổng nợ, tăng theo cấp số cộng, gần 2.000 tỷ/năm.
Trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề nợ thuế của các ĐB Phạm Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Thùy, Lê Văn Thành, ông Hà Minh Hải - Cục trưởng Cục thuế Hà Nội cho biết, trong báo cáo của UBND TP Hà Nội đã nêu đầy đủ về nguyên nhân nợ và giải pháp khắc phục. Về nguyên nhân nợ, từ năm 2007, trước thời điểm khủng hoảng tài chính lan rộng, số nợ thuế là trên 2.000 tỷ, chiếm 5%. Tuy nhiên, sau khi khủng hoảng lan rộng, cộng với tình hình bất động sản đóng băng, đến năm 2014, số nợ thuế tăng có khả năng lên 18.699 tỷ đồng, chiếm 17% tổng số. Tiền chậm nộp lên trên 5.275 tỷ, chiếm 28% tổng số nợ thuế. Hiện nay, tiền chậm nộp 10 tháng đầu năm 2015 là 7.092 tỷ, chiếm 36,8% tổng nợ, tăng theo cấp số cộng, gần 2.000 tỷ/năm.
Ông Hà Minh Hải - Cục trưởng Cục thuế Hà Nội trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề kinh tế, nợ thuế.
Số tiền thuế từ các đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh tăng lên rất nhanh. Theo thống kê hiện nay gần 2.500 tỷ đồng nợ thuế của đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh, tạm ngừng, tạm nghỉ. Theo ông Hà Minh Hải, hiện các DN bỏ địa chỉ kinh doanh ở 3 trạng thái cơ bản: Đối tượng thứ nhất là các DN thành lập để buôn bán hóa đơn, làm ăn bấp hợp pháp. Đối tượng này thành lập xong thì giải thể ngay, rất khó phát hiện. Qua thưc hiện đối chiếu chéo, Cục Thuế đã phát hiện gần 400 tỷ nợ thuế của nhóm đối tượng DN này và đã chuyển hồ sơ sang cơ quan CA. Bước đầu, năm 2015 đã xử lý một số trường hợp. Đối tượng này thường số nợ thuế không lớn. Cơ quan chức năng đánh mạnh vào ổ nhóm cầm đầu vì chúng rất tinh vi, thường mượn, CMND hoặc thuê người làm giám đốc. Cơ quan CA mất nhiều thời gian mới tiếp cận được đối tượng, nhưng họ lại là xe ôm, đang trong tù, người mất CNND nên xử lý rất khó. Thường hầu hết muốn phát hiện cơ quan CA phải bắt quả tang để xử lý. Đối tượng thứ hai là những DN thành lập ra nhưng gặp khó khăn phải ngừng nghỉ hẳn thì không nhận diện được. Đối tượng thứ ba là bỏ DN này để lập DN khác mà vẫn là cá nhân đó với ý đồ chiếm đoạt thuế. Cục Thuế đang phối hợp với cơ quan CA để nhận diện, kiến nghị về hình thức xử lý vì có dấu hiệu và ý đồ chiếm đoạt tiền thuế. Cũng theo Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Hà Minh Hải, hiện tổng nợ thuế phí của các doanh nghiệp là hơn 6.900 tỷ đồng, giảm so với 2014. Qua làm việc với các doanh nghiệp, nhiều đơn vị rất khó khăn và khó có khả năng thu hồi. Trong số nợ thuế, trên 50% là của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Thành phố và các địa phương đã làm việc rất quyết liệt, nhưng đây thực sự là khó khăn thách thức với cả doanh nghiệp và ngành thuế. Cục thuế đang kiến nghị trường hợp chủ đầu tư ký trực tiếp với nhà thầu chính thì không được tính là chậm nộp, đồng thời xem xét, xác định phần nợ này để có giải pháp xử lý phù hợp. Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội cũng cho biết, nếu năm 2016, Thành phố không xử lý triệt để thì tiếp tục số nợ sẽ tăng lên do chậm nộp sẽ làm việc xử lý nợ thêm nhiều khó khăn. Các đơn vị nợ thuế mà có dòng tiền thuộc đối tượng phải thu, Thành phố sẽ áp dụng tất cả các giải pháp để thu hồi. Cũng liên quan đến việc xử lý khoản nợ 21.800 tỷ đồng, có nhiều vấn đề do lỗi liên quan đến ứng dụng khách quan, chủ quan của hệ thống tính thuế qua ứng dụng công nghệ thông tin. Cục đang thanh lọc lại dữ liệu, đảm bảo dữ liệu sạch để thu đầy đủ, trong đó có giải pháp công bố công khai thông tin. Chắc chắn, năm 2016, việc triển khai dữ liệu sẽ tốt hơn. Về xác minh hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, Cục đã xử lý nhiều vụ việc. Có trường hợp khi doanh nghiệp vừa thành lập, cơ quan thuế đến kiểm tra thì doanh nghiệp đã không có. Cục trưởng Cục thuế cho rằng, Nhà nước cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp trong hoạt động nhưng cũng cần có cơ chế xác minh nhân thân. Nếu doanh nghiệp thành lập mà không có vốn, chất xám, nhân lực thì không thể có khả năng triển khai hoạt động. Trả lời câu hỏi về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của ĐB Nguyễn Tùng Lâm, Giám đốc sở KH&ĐT Ngô Văn Quý cho biết, trong năm 2014, có 3 chỉ tiêu TP Hà Nội được đánh giá là chỉ tiêu về CNTT, chỉ tiêu về cải cách thủ tục hành chính, Hà Nội xếp thứ ba, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh thì xếp thứ 26/63, tăng 7 bậc so với năm 2013, có 9 tiêu chí đánh giá PCI: Tiêu chí gia nhập thị trường, chỉ tiêu tiếp cận đất đai và sử dụng đất đai, minh bạch thông tin, chi phí thực hiện, thời gian thực hiện của nhà nước, chỉ tiêu không chính thức, môi trường cạnh tranh không bình đẳng, tính năng động của lãnh đạo, hỗ trợ năng lực DN, chỉ tiêu đào tạo lao động. Trong đó ta có 3 chỉ tiêu ở mức tốt. Còn 4 chỉ tiêu ở mức cuối gồm: Môi trường cạnh tranh bình đẳng, chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và sử dụng đất đai và tính năng động của lãnh đạo. Hà Nội vẫn phấn đấu để ở mức cao nhất. Hà Nội cũng phải nỗ lực phấn đấu chỉ tiêu đất đai vì vấn đề này khó khăn hơn các tỉnh khác, chỉ tiêu liên quan đến tính năng động của lãnh đạo. Giải pháp cụ thể mà TP có ban hành là tập trung vào nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, rà soát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, thực hiện có hiệu quả luật mới ban hành như Luật Đầu tư, Đấu thầu… Rút ngắn chi phí thủ tục hành chính, hồ sơ… đây được xác định là khâu đột phá của TP Hà Nội Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước; đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, các dịch vụ công trực tuyến lên cấp độ 4… Đẩy mạnh công khai minh bạch hóa thông tin cho DN, cập nhật chính sách cho công dân và DN, chú trọng thông tin trên trang thông tin điện tử, các loại biểu mẫu hướng dẫn chi tiết để người dân dễ hiểu. Xây dựng phong cách phục vụ chuyên nghiệp giữa DN với chính quyền và DN với cơ quan quản lý. Giao các sở ngành thực hiện nhiệm vụ cụ thể, đẩy mạnh đăng ký DN sao cho tốt hơn… Các cơ quan có chức năng phải giảm hồ sơ cấp phép xây dựng và thủ tục hành chính xây dựng và đầu tư. Sở TN&MT công khai quy hoạch đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất nâng lên dịch vụ công cấp độ 3…
Phó Bí thư Thành ủy, Giám đốc Công an TP Nguyễn Đức Chung trả lời câu hỏi liên quan đến các DN nợ thuế.
Liên quan đến DN nợ thuế, DN bỏ trốn, Phó Bí thư Thành ủy, Giám đốc Công an TP Nguyễn Đức Chung trả lời: Công an Hà Nội đã hợp tác với Cục thuế để xử lý DN trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, CATP đã phối hợp và xác định 300 công ty, truy thu thuế của các công ty bỏ trốn. Năm 2014 CATP đã phát hiện ra công ty do anh Nguyễn Trường (ở Thanh Nhàn) thành lập 16 công ty từ năm 2008 đến năm 2014 như công ty TNHH Mạnh Tuấn, Phúc Minh, Xuân Lộc… đối tượng đã bàn với Chu Thị Ngọc Thảo làm kế toán trưởng để xin thành lập 16 công ty kinh doanh các ngành nghề khác nhau và tự in hóa đơn, thuê in hóa đơn trong TP.HCM để hợp thức hóa đầu vào công trình xây dựng… Qua quá trình điều tra, đối tượng Trường thành lập 16 công ty và bán hóa đơn cho các DN, thủ đoạn là các công ty sau khi mua hóa đơn, ký hợp đồng, ra ngân hàng rút tiền mặt, chi lại 12% cho Trường. Công an TP đã hoàn chỉnh hồ sơ để truy tố các đối tượng còn lại 2.295 DN liên quan đang phối hợp điều tra về3 vấn đề chi tiêu công, hóa đơn khống về vấn đề xây dựng và có vấn đề tham nhũng nên CA TP đã chia các nhóm đối tượng có vi phạm pháp luật truy tố và đối với các công ty có vi phạm thuế thì phối hợp với Cục thuế để truy thu thuế… Qua quá trình điều tra, CA phát hiện 3 vấn đề: Với thời gian 3 ngày thành lập DN nên việc xác minh không thể rõ ràng, giám sát của các chi cục thuế trong quá trình hoạt động không chặt chẽ. Cơ chế quản lý tiền mặt trong ngân hàng không chặt chẽ. Niên hóa đơn mà công ty tự in vì thế Cục thuế đã đề xuất cần thiết lập hệ thống mạng dùng chung để quản lý hóa đơn của DN. Thời gian tới chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với cục thuế để quản lý DN tốt hơn. Những hành vi vi phạm thành lập công ty để bán hóa đơn giả sẽ bị xử lý và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cũng liên quan đến nợ thuế, ĐB Nguyễn Nguyên Quân đặt câu hỏi Cục đã có giải pháp gì để giúp thành phố thu hồi hơn 20 nghìn tỷ đồng nợ trong năm 2016, tập trung nội dung gì? Số liệu thuế chúng ta quản lý không chính xác, vừa qua chúng ta đã chấn chỉnh công tác này như thế nào? Ngành thuế có cam kết với DN về tình trạng thống kê số liệu không chính xác này hay không?
ĐB Nguyễn Nguyên Quân.
Cufng đồng tình với ĐB Quân, ĐB Nguyễn Xuân Diên cho biết, đại biểu vẫn trăn trở với số nợ như thế này, đồng thời đặt vấn đề khả năng sẽ thu được bao nhiêu và khả năng không thu được là bao nhiêu, xử lý như thế nào? Việc thu đối với nhà thầu chính và nhà thầu phụ, các đồng chí xử lý thu như thế nào? Dn nợ như này thì vấn đề đăng ký thành lập DN hiện nay? Ngoài ra, ĐB Phạm Thanh Mai, Đỗ Trung Hai cũng băn khoăn về khoản nợ thuế trên, Ban Kinh tế - ngân sách HĐND TP đã kiến nghị công khai lên trên cổng thông tin của thành phố để đảm bảo quyền lợi cho người dân, vậy Cục thuế đã thực hiện kiến nghị này như thế nào? Đối với DN như vậy, chúng ta thực hiện như thế nào cho công bằng? Còn đối với DN nợ thuế thật thì chúng ta có chính sách hỗ trợ gì? Về những nội dung trên, ông Hà Minh Hải - Cục trưởng Cục thuế cho biết, qua đánh giá việc quản lý số liệu thuế có 17 lỗi, được chia thành 4 nhóm. Để có dữ liệu sạch, giải pháp là tập trung lực lượng, làm "cuốn chiếu" từ trên xuống dưới, từ DN nợ lớn, chây ỳ. Sau khi phân loại xong, đối với nhóm nợ sai, nợ chờ điều chỉnh tập trung giải quyết để giảm. Một cán bộ phải trực tiếp đối chiếu với một đơn vị. Do đó, phải có kế hoạch cụ thể. Hiện chỉ mới tập trung vào các trường hợp cố tình chây ỳ nợ, đã bán hàng, đã thu tiền người dân mà tiếp tục nợ tiền dự án; Trong đó nhóm chờ xử lý gối vào để bảo đảm cái gì tập trung ưu tiên, cái gì thứ hai. Kết quả điều chỉnh 6 tháng 2015 chưa giải quyết triệt để nhóm bị sai. Với số nợ thuế có khả năng thu, Cục đang đánh giá tổng nợ thuế phí, tiền sử dụng đất có khả năng thu trên 13.000 tỷ. Toàn bộ số nợ phải được đôn đốc thu vào ngân sách nhà nước bằng tất cả các giải pháp theo đúng quy trình. Trường hợp đang chờ xử lý tiếp tục kiến nghị để xử lý.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc kết luận nhóm vấn đề kinh tế.
Phát biểu kết luận nội dung chất vấn nhóm vấn đề kinh tế, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết: Qua chất vấn và trả lời chất vấn cho thấy tình trạng nợ thuế rõ ràng có chiều hướng gia tăng và tình hình nợ về sử dụng đất gia tăng. UBND TP đã chỉ đạo trực tiếp và có nhiều giải pháp nỗ lực nhưng tình trạng nợ thuế vẫn gia tăng. Do đó, đề nghị UBND TP cần có những giải pháp như tiếp tục tăng cường thu nợ thuế, đồng thời hỗ trợ DN, để DN phát triển sản xuất để có tiền trả nợ. Tập trung hơn phân loại các loại nợ, phân cấp trách nhiệm các biện pháp mạnh, đúng luật tập trung vào nợ có khả năng thu là 19.000 tỷ. Công khai DN nợ đọng thuế kéo dài, phối hợp các ngành như DN trốn nơi sản xuất kinh doanh, DN gian lận sử dụng hóa đơn hay tồn taị khác chúng ta xử lý được. tăng cường công tác tuyên truyền. Về chỉ số PCI, cách đây 3 năm chỉ số Hà Nội đứng thứ 50, ngay sau đó Thành ủy có Chỉ thị, UBND đã có triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh... Sau 3 năm, Hà Nội đã lên được 27 bậc. Hiện cấp ủy, chính quyền thành phố luôn chú trọng nâng cao chỉ số cạnh tranh, tuy nhiên việc chúng ta mong muốn cần có lộ trình. Sau phần kết luận của Chủ tịch HĐND TP, các ĐB HĐND TP đã chuyển sang chất vấn nhóm vấn đề về quản lý đô thị, nhà ở, đất đai ĐB Phạm Thị Thanh Mai (tổ Hà Đông) đặt câu hỏi theo kết luận của thanh tra bộ Xây dựng có một số dự án điều chỉnh quy hoạch nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung thì đến nay chúng ta thực hiện như thế nào? Tôi xin hỏi giám đốc Sở Xây dựng, trong báo cáo giải trình của UBND TP liên quan đến quỹ nhà tái định cư giao cho công ty phát triển nhà quản lý còn tồn đọng 2.000 căn, liên tục từ năm 2012 đến nay chúng ta đã thanh tra và xử lý như thế nào? Trách nhiệm của Sở Xây dựng đối với quản lý quỹ nhà này như thế nào?
ĐB Trần Thị Vân Hoa (tổ Phú Xuyên): Việc thu hồi đất, thực trạng có bao nhiêu dự án thu hồi đất và sau khi có quyết định đã thu hồi được bao nhiêu phần trăm? Thu hồi đất giao cho huyện Phú Xuyên xây nhà văn hóa, bao giờ quyết định này có hiệu lực và UBND huyện đã 3 lần báo cao đề nghị giải quyết nhưng chưa có ý kiến chỉ đạo... Trả lời câu hỏi vấn đề xác định nghĩa vụ tài chính với các dự án bổ sung hoặc điều chỉnh quy hoạch Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Trọng Đông cho biết, thời gian qua, có một số dự án sau khi được giao đất thì có nhu cầu điều chỉnh quy hoạch, hướng đầu tư dự án, nên các chủ đầu tư đã xin điều chỉnh về nâng tầng, công năng sử dụng... Hiện có 35 dự án đã được điều chỉnh và Thành phố đã tính tiền sử dụng đất của 10 dự án có quy mô 64ha với số tiền hơn 1.140 tỷ đồng; đã tính bổ sung sau khi điều chỉnh quy hoạch với 8 dự án với số tiền 411 tỷ đồng; 7 dự án có diện tích 1.219ha đã được tính số tiền đất là 5.684 tỷ; còn 18 dự án đang GPMB, sau khi hoàn thành xong, Thành phố sẽ tính tiền thuế. Về thu hồi đất của các dự án vi phạm, theo Giám đốc Sở, qua thanh, kiểm tra, các ngành chức năng của Thành phố đã có kết luận cụ thể và ra quyết định thu hồi 66 dự án; đã thu hồi thực địa được 33 dự án.
Với dự án tại Nhà máy đường Vạn Điểm, dự án này có vi phạm đất đai và đã có kết luận thanh tra, Thành phố đã có quyết định thu hồi đất, giao địa phương xây các công trình công cộng. Nhưng đơn vị không hợp tác việc bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện quyết định. Sở đang phối hợp với địa phương tổ chức cưỡng chế. Giám đốc Sở XD trả lời câu hỏi của ĐB Phạm Thị Thanh Mai: Có 477 tòa nhà chung cư, đối với chung cư thương mại, có vấn đề tranh chấp giữa ban quản trị, nhà đầu tư và người sử dụng. Chúng ta có 166 tòa nhà tái định cư trong đó 112 giao cho công ty một thành viên phát triển nhà. Sở XD được sự chỉ đạo của TP thực hiện nghiêm đưa ra mô hình mới có 12 nhà chung cư để không tái diễn sai sót, vi phạm đã xảy ra. Và đối với nhà tái định cư, từ 2010 đến nay, chúng ta thực hiện theo mô hình giao cho các đơn vị thực hiện. Vấn đề đại biểu Thanh Mai nêu 2.000 tòa nhà Công ty trách nhiệm 1 thành viên tự đưa người dân vào và TP đã chỉ đạo nhiều lần, nhiều cuộc và thanh tra bộ XD, thanh tra công vụ đã vào xử lý và trong tháng 12 này Sở Nội vụ sẽ báo cáo. Và riêng 2.000 căn hộ này chia thành các nhóm: 533 căn hộ mà công ty tự đưa vào kéo dài nhiều năm 2006 đến tận 2014 có khoảng 312 căn hộ đã sử dụng và tháng 6/2014 trở về đây công ty vi phạm 247 căn hộ. Có phương án được đền bù và hộ dân cầm quyết định đó đến nhận nhà, Công ty này đã giao cho 1 xí nghiệp vận hành và không hoàn thành nhiệm vụ, chỉ vận hành tốt 27 tòa nhà chung cư của công nhân ở Đông Anh. Còn 625 căn hộ chưa đưa vào sử dụng, giao cho các chủ đầu tư và 12 quận huyện, có cả nhà cầm quyết định nhận và chuyển nhượng cho chủ sử dụng khác. Từ tháng 8/2015 TP có quyết định thì tiền được đền bù bao nhiêu thì thừa mang về, thiếu thì cho trả dần. Các công trình giải quyết dân sinh thì tạm cư chưa thu tiền. Nếu 533 đơn vị đó không nộp tiền thì sẽ bị tịch thu lại căn hộ. Và chúng ta thu được 250 tỷ đồng và chỉ còn 247 căn là chưa thu được. ĐB Nguyễn Thị Lan Hương (Thường Tín) chất vấn tới GĐ Sở Xây dựng về chủ trương cải tạo với khu tập thể B20, phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, về vấn đề chung cư B20 thuộc nhóm nhà nguy hiểm, Sở XD được thành phố chỉ đạo hoàn chỉnh quy định của trung ương, Bộ XD, TP nên Sở đã rà soát rất mạnh và tới 2/12 mới quyết định xong và 10/12 sẽ áp dụng thông tư. Đặc biệt, HĐND TP đã kiểm soát chỉ đáp ứng được 60% so với điều kiện thực tế. Với khu tập thể B20, Sở XD đã trình UBND TP vận động đơn vị thực hiện. Trả lời câu hỏi của ĐB Bùi Đức Hiếu, trên 20 năm nay Công viên Tuổi trẻ chưa được đầu tư xây dựng, để nhiều đơn vị khai thác không có hiệu quả. Mảnh đất này thành nơi trông xe ô tô, làm nhiều việc không đúng tính chất một công viên... GĐ Sở XD Hà Nội cho biết, đối với Công viên Tuổi Trẻ, câu hỏi là xây dựng công viên hoàn chỉnh và tháng 3/2010 công viên thực hiện theo quy hoạch mới. Với 13 điểm, chúng tôi rà soát tổng thể, yêu cầu 31/12/2015 hết hợp đồng với ba bãi xe đó và chúng ta có thêm diện tích cho vườn hoa, thảm cỏ cho người dân. Chúng tôi đã dọn dẹp các công trình bị chiếm hữu từ Đông sang Tây. Còn 9 điểm với UBND quận Hai Bà Trung, chúng tôi rà soát với sân tennis, nhà hầm, sân bóng đá mini để thực hiện phương án cưỡng chế..