UBND Hà Nội vừa phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Vì đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 với quy mô diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 42.402,7 ha; quy mô dân số đến năm 2030: khoảng 295.000 người.
Phạm vi lập quy hoạch được xác định theo địa giới hành chính của huyện Ba Vì, bao gồm 1 thị trấn và 30 xã, được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp sông Hồng và tỉnh Phú Thọ; Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tường, tính Vĩnh Phúc; Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội; Phía Đông Nam giáp Huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội; Phía Nam giáp Huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình; Phía Tây Nam giáp Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình; Phía Tây giáp sông Đà và tỉnh Phú Thọ.
Du khách tham gia thu hái chè tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì.
|
Theo đó, về tính chất, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 đã định hướng huyện Ba Vì nằm trong khu vực hành lang xanh, với định hướng phát triển chính cụ thể như sau.
Khu vực hành lang xanh: Khuyến khích phát triển các hoạt động du lịch. Phát triển các mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp. Khoanh vùng bảo vệ và bảo tồn các làng nghề truyền thống, các vùng đa dạng sinh thái, các vùng nông nghiệp năng suất cao. Phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật chung cho toàn đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối liên đô thị.
Khu vực làng xóm, dân cư nông thôn: Phát triển làng xã theo mô hình nông thôn mới, bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất. Phát triển các trung tâm dịch vụ, hỗ trợ sản xuất. Bảo vệ các không gian cảnh quan di tích tôn giáo tín ngưỡng. Khắc phục triệt để các vấn đề gây ô nhiễm môi trường.
Khu vực đô thị và thị trấn huyện lỵ: Hình thành và tăng cường các trung tâm dịch vụ công cộng, không gian xanh, công viên vui chơi giải trí, dịch vụ hỗ trợ du lịch, hỗ trợ sản xuất, đảm bảo tiếp cận và sử dụng thuận lợi của mọi người dân trong huyện. Cải tạo, dịch chuyển trung tâm các thị trấn ra xa các tuyến đường quốc lộ. Không phát triển bám dọc các tuyến đường chính của đô thị.
Về nguyên tắc phát triển: Khai thác tiềm năng, lợi thế tự nhiên, phát huy nguồn lực về con người, phát triển kinh tế xã hội huyện, trong đó chú trọng phát triến nông nghiệp và du lịch sinh thái theo hướng bền vững, có môi trường và chất lượng sống tốt.
Bên cạnh đó, nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, thân thiện với môi trường và bền vũng. Phát triển văn hóa - xã hội tương xứng với nhịp độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tổ chức không gian lãnh thổ vùng, phát triển đô thị và các điểm dân cư nông thôn phù hợp với điều kiện địa hình, phân bố dân cư đạt hiệu quả…
Về định hướng tổ chức phát triển không gian chung, huyện Ba Vì được phát triển theo mô hình cấu trúc gồm 3 trục ngang có chức năng kết nối huyện Ba Vì với trung tâm Hà Nội và các tỉnh, huyện lân cận, thúc đẩy phát triển kinh tế, gồm: Quốc lộ 32, đường cao tốc Hồ Chí Minh và trục không gian Sông Tích; 2 trục dọc có chức năng giao thông, kết nối các phân vùng nông nghiệp, du lịch và đô thị của toàn huyện: Trục thứ nhất là hệ thống liên kết các đường tỉnh lộ 415 và 412B từ phía Tây núi Ba Vì đi Việt Trì, trục thứ hai là đường đê chạy ven sông Đà và sông Hồng bao quanh địa giới huyện Ba Vì.
Đồng thời, hình thành 8 trung tâm tạo động lực hỗ trợ phát triển dịch vụ, du lịch và nông nghiệp toàn huyện, kêt nối và thúc đây phát triển các xã, gồm: 2 đô thị là thị trấn Tây Đằng, đô thị Tản Viên Sơn; 6 trung tâm cụm xã (cụm đổi mới): Vạn Thắng, Minh Quang, Nhông, Sơn Đà, Thụy An, Yên Bài.
Đặc biệt, xây dựng huyện Ba Vì thành một trung tâm phát triển nông nghiệp, nông trại, chăn nuôi, du lịch nghỉ dưỡng, các khu vui chơi giải trí ở cửa ngõ phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội theo hướng sinh thái và phát triển bền vững. Phát triển cơ cấu kinh tế: Thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp.
Cụ thể, về định hướng tổ chức không gian đô thị: Thị trấn Tây Đằng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, thương mại, địch vụ, văn hoá, giáo dục của huyện Ba Vì. Phát triển trục không gian hành chính - thương mại - văn hóa trên quốc lộ 32, kết nối với trung tâm Hà Nội, thị xã Sơn Tây và các tỉnh phía Tây Bắc. Phát triển trục không gian kinh tế - du lịch theo tuyến đường tỉnh lộ 412 nối từ cảng sông Hồng đến hồ Suối Hai. Hình thành trung tâm hành chính huyện và thị trấn tại khu vực nút giao giữa tuyến đường quốc lộ 32 với đường tỉnh lộ 412.
Đô thị Tản Viên Sơn là trung tâm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho 7 xã miền núi. Tại đây hình thành khu trung tâm dịch vụ hỗ trợ, quảng bá du lịch, trung tâm buôn bán thương mại, hình thành trung tâm hành chính trong tương lai khi thành lập thị trấn Tản Viên Sơn.
Bổ sung hệ thống hạ tầng xã hội như trường học, nhà trẻ, công viên cây xanh và hạ tầng kỹ thuật đầu mối như giao thông đối ngoại, bến xe khách, cảng sông... đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện. Cải tạo, chỉnh trang các khu vực dân cư làng xóm hiện hữu, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa tôn giáo tín ngưỡng. Phát triển xây dựng mới trung tâm dịch vụ và khu đô thị sinh thái ở phía Nam thị trấn Tây Đằng và trong khu vực đô thị Tản Viên Sơn.
Về định hướng tổ chức không gian khu dân cư nông thôn: Phát triển hệ thống giao thông đô thị kết nối đến các điểm dân cư làng xóm hiện hữu. Xây dựng các cụm đối mới, trung tâm công cộng cho các cụm xã, khu vực điếm dân cư nông thôn, thúc đẩy phát triến sản xuất thông qua hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn, công nghệ, tiêu thụ sản phấm. Cụm đổi mới có quy mô từ 15 -20 ha, được tổ chức gắn với trung tâm tiểu vùng trong huyện và nằm trên trục giao thông chính với bán kính phục vụ 23 km đế thuận tiện cho người dân tiếp cận...