Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hoạt động các văn phòng Thừa Phát lại tại Hà Nội đã dần ổn định

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau thời gian thí điểm, trải qua những khó khăn ban đầu, các Văn phòng Thừa phát lại tại Hà Nội đã dần đi vào ổn định.

Nghiệp vụ tống đạt dần được đảm bảo và nâng cao, thực hiện đúng trình tự, thủ tục tống đạt theo quy định của pháp luật về THADS.  Kết quả hoạt động của hai văn phòng Thừa phát lại Hoàn Kiếm và Ba Đình đã chứng minh điều này.

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng - Trưởng văn phòng Thừa phát lại Hoàn Kiếm, công tác xác minh điều kiện thi hành án dân sự là một hoạt động hoàn toàn mới mẻ, người dân chưa quen với khái niệm xã hội hóa hoạt động tư pháp, trong đó có công tác xác minh điều kiện thi hành án và công tác thi hành án dân sự đây là một cơ hội nhưng cũng là một thách thức lớn đối với hoạt động thừa phát lại nói chung và với văn phòng Thừa phát lại Hoàn Kiếm nói riêng; từ tháng 5/2015, văn phòng đã có đổi mới, củng cố xây dựng kế hoạch chi tiết, kiên trì tuyên truyền trên nhiều kênh khác nhau, cho đến nay, văn phòng Thừa phát lại Hoàn Kiếm đã ký được 2 hợp đồng xác minh điều kiện thi hành án dân sự và đang tiến hành triển khai. Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình đã ban hành và thực hiện xong 13 Quyết định xác minh, thu 192 triệu đồng. Các kết quả xác minh đều được các cơ quan Thi hành án hoặc chính Văn phòng sử dụng trong quá trình thi hành án.
Tư vấn cho khách hàng tại Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình.
Tư vấn cho khách hàng tại Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình.
Cùng chung với công tác xác minh điều kiện thi hành án thì công tác thi hành án dân sự gặp khó khăn hơn rất nhiều bởi lẽ thi hành án là một hoạt động đặc thù, nó mang yếu tố quyền lực Nhà nước, xã hội hóa công tác thi hành án sẽ đặt ra câu hỏi cho các tổ chức, cá nhân và kể cả cơ quan Nhà nước rằng khả năng tối đa của văn phòng Thừa phát lại sẽ ra sao đối với các trường hợp cưỡng chế, cần có lực lượng bảo vệ?.

Năm 2014 chưa có chiến lược rõ ràng cho hoạt động lập vi bằng dẫn đến kết quả chưa cao, chưa hiệu quả, song đến năm 2015 các  văn phòng đã củng cố và có kế hoạch cụ thể, phù hợp, tính đến hết tháng 7/2015, công tác lập vi bằng của văn phòng Hoàn Kiếm đã phát triển tốt hơn, chất lượng vi bằng đảm bảo qui định của pháp luật. Văn phòng Ba Đình đã lập 287 Vi bằng, thu 868 triệu đồng. 100% vi bằng được đăng ký tại Sở Tư Pháp, có ít nhất 5 vi bằng đã được Tòa án nhân dân sử dụng khi giải quyết vụ án. 

Một công việc khác của các văn phòng Thừa phát lại là tống đạt văn bản. Đây là công việc đặc thù, nhiều gian nan và tiềm ẩn nhiều rủi do. Xuất phát từ nhận thức đó, các Văn phòng xác định đây là một trong những vụ chính trị phải được đặt lên hàng đầu, kết quả về số lượng, chất lượng ngày càng cao và chuyên nghiệp hơn, đảm bảo các qui định của pháp luật.

Theo ông Nguyễn Văn Lạng - Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình, để chế định này thực sự phát huy hiệu quả, đầu tiên cần chính thức khẳng định vị trí của chế định này trong cuộc sống xã hội, nói cách khác cần cấp "giấy khai sinh" cho Thừa phát lại. Rất nhiều người dân, và không ít cơ quan, công chức nhà nước không biết Thừa phát lại là ai, họ được làm những công việc gì và quan hệ với mình như thế nào. Chỉ những người đã sử dụng dịch vụ Thừa phát lại thì mới cho rằng tại sao đến bây giờ mới có tổ chức này.