Kinhtedothi - Từ ngày 1/12/2015, học phí giáo dục đại học (ĐH) sẽ tăng dần theo lộ trình từng năm học. Nhiều người hy vọng tăng học phí sẽ tạo điều kiện cho các trường phát triển. Tuy nhiên, về phía sinh viên (SV) và phụ huynh, đây lại là gánh nặng đè lên vai.
Tăng dần theo từng năm
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 86/2015/NĐ-CP Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.
Theo đó, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ ĐH tại các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên được tính theo khối ngành, chuyên ngành đào tạo. Cụ thể, khối ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản là 1,75 triệu đồng/tháng/SV (từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2017 - 2018), 1,85 triệu đồng/tháng/SV (từ năm học 2018 - 2019 đến năm học 2019 - 2020), 2,05 triệu đồng/tháng/SV (năm học 2020 - 2021). Học phí khối ngành Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch là 2,05 triệu đồng/tháng/SV (từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2017 - 2018), 2,2 triệu đồng/tháng/SV (từ năm học 2018 - 2019 đến năm học 2019 - 2020), 2,4 triệu đồng/tháng/SV (năm học 2020 – 2021). Tương tự, học phí khối ngành Y dược là 4,4 triệu - 4,6 triệu – 5,05 triệu đồng.
Giờ thực hành của sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: Chiến Công
|
Học phí mầm non, phổ thông 8.000 - 300.000 đồng/tháng
Theo Nghị định 86, khung học phí đối với các chương trình giáo dục đại trà cấp học mầm non và giáo dục phổ thông công lập năm học 2015 - 2016 được quy định: vùng thành thị từ 60.000 - 300.000 đồng/tháng/học sinh; vùng nông thôn từ 30.000 - 120.000 đồng/tháng/học sinh, vùng miền núi từ 8.000 - 60.000 đồng/tháng/học sinh. Từ năm học 2016 - 2017 trở đi, học phí được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ KH&ĐT thông báo.
|