Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậuKết quả khiêm tốn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Từ 11 - 22/11, Hội nghị thường niên của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 19) đã diễn ra tại Warsaw, Ba Lan. Hội nghị đã thu hút sự tham gia của hơn 9.000 đại biểu đến từ các nước trên thế giới với lịch trình làm việc dày đặc nhằm tìm kiếm những giải pháp hiệu quả chống biến đổi khí hậu.

Nhiệm vụ nặng nề

Kể từ sau chương trình nghị sự căng thẳng tại COP17 ở Nam Phi năm 2011, hội nghị được đánh giá là đặc biệt quan trọng bởi năm 2013 là mốc khởi điểm cho việc thực hiện Nghị định thư Kyoto giai đoạn 2. Đây cũng là năm thứ 2 các nước bước vào thảo luận Khuôn khổ pháp lý toàn cầu mới được khởi xướng tại COP17 với mục tiêu sẽ hoàn thành tại COP21 tổ chức ở Paris năm 2015. Tuy nhiên, những thiệt hại nặng nề của siêu bão Haiyan tại Philippines và bài phát biểu đầy cảm xúc của đại diện quốc gia này đã trở thành động lực để các đại biểu phải làm nhiều hơn nữa để đạt được một Thỏa thuận quốc tế mới về ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu phải bao gồm thích ứng, giảm nhẹ, tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực.
Lãnh đạo các tổ chức quốc tế tại phiên thảo luận cấp cao của COP19. Ảnh: AP
Lãnh đạo các tổ chức quốc tế tại phiên thảo luận cấp cao của COP19. Ảnh: AP
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn hơn khi tìm kiếm các nguồn lực để đối phó với  biến đổi khí hậu. Theo Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki-moon, để hoàn thành mục tiêu kiềm chế nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 2oC so với thời kỳ tiền công nghiệp, các nước cần đẩy mạnh hơn nữa công tác hỗ trợ tài chính. Ủng hộ quan điểm trên, các nước phát triển đã khẳng định sẽ thực hiện đúng cam kết tới năm 2020  hỗ trợ 100 tỷ USD cho hoạt động chống biến đổi khí hậu. Đây được coi là kết quả khá khiêm tốn của COP19 tuy nhiên, những vấn đề quan trọng khác mà các đại biểu COP19 đã đề ra vẫn chưa đạt được sự đồng thuận của hầu hết những nước.

Tích cực, chủ động đóng góp cho COP
Tổ chức Khí tượng Thế giới vừa chọn Việt Nam là Trung tâm Dự báo Khí tượng khu vực Đông Nam Á, có nhiệm vụ đưa ra dự báo nền cho tất cả các nước trong khu vực. Đây là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của ngành khí tượng thủy văn Việt Nam.
Tham dự COP19 với mục tiêu là tiếp tục khẳng định các cố gắng ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế, đoàn đại biểu nước ta đã chủ động, đóng góp cho COP19. Phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà nhấn mạnh, những thảm họa thiên tai đang diễn ra cho thấy, những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Đồng thời kêu gọi thế giới phải tiến hành một cuộc cách mạng thông thái để đạt được những tiến bộ về chất trong đàm phán về các thỏa thuận quốc tế về biến đổi khí hậu. 

Đoàn Việt Nam đã phối hợp với đoàn Nhật Bản tổ chức Hội thảo về các hoạt động của Cơ chế tín chỉ chung (JCM) và tăng cường năng lực về JCM; Hội thảo về chuẩn bị sẵn sàng cho việc xây dựng và thực hiện NAMAs và Hội thảo về tăng cường kiểm kê quốc gia khí nhà kính và sự hỗ trợ của Nhật Bản. Sự thành công của các hội thảo do Việt Nam và Nhật Bản tổ chức đã góp phần tìm kiếm các giải pháp quan trọng nhằm loại bỏ chất HFC trong sản xuất công nghiệp.