Đề án được triển khai trên phạm vi cả nước, ưu tiên nguồn lực tập trung ở các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư có đường biên giới, có cửa khẩu hàng không hoặc cảng biển quốc tế và đặt ra chỉ tiêu tăng ít nhất 5%/năm tỷ lệ phối hợp giải quyết các vụ việc mua bán người; tăng cường công tác thông tin đối ngoại, phối hợp xác minh, giải quyết vụ việc mua bán người có yếu tố nước ngoài… Hiện nay, tại Việt Nam, tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người đang diễn ra phức tạp. Riêng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 đã xảy ra gần 700 vụ, với hơn 1.100 đối tượng lừa bán hơn 1.300 nạn nhân, trong đó hơn 80% số vụ là mua bán ra nước ngoài.