Phó Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam, Phó trưởng ban Chỉ đạo Trung ương CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Doãn Toản, cùng đại diện các ngành chức năng của TƯ và TP, một số DN. Ngày càng nhiều người quan tâm hàng Việt Tại hội nghị, TS Nguyễn Thị Thu Hà - Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Ban Tuyên giáo TƯ đã giới thiệu quá trình hình thành CVĐ; các Kết luận số 264- TB/TW (ngày 31/7/2009) của Bộ Chính trị; Kết luận số 107/KT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng thời kỳ ban hành CVĐ, trong bối cảnh tình hình kinh tế trong và ngoài nước suy thoái nghiêm trọng, đã có những quyết sách đúng đắn, đã khơi dậy lòng yêu nước của Nhân dân “dùng hàng Việt Nam là yêu nước ”.
Hội nghị tuyên truyền về kết quả và giải pháp trọng tâm thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” |
Sau 7 năm triển khai CVĐ, qua khảo sát, hơn 30 vạn người tiêu dùng (NTD), có 92% quan tâm hàng trong nước sản xuất; 63% mua hàng Việt Nam có cùng loại các nước sản xuất. Tư duy sính hàng ngoại giảm, khảo sát năm 2010 với 2014, tỷ lệ NTD quan tâm hàng Việt tăng 4%; dùng hàng Việt tăng 16%. Cùng với đó, Chính phủ và chính quyền các cấp ở địa phương, quan tâm đẩy mạnh CCHC, hỗ trợ DN, loại bỏ nhiều thủ tục hành chính; Phía DN không ngừng đổi mới sản xuất – kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, ngày càng có uy tín với NTD. “Không ít sản phẩm hàng hóa nước ngoài gắn mác nhái hàng “Madein Vietnam” tiêu thụ trong các siêu thị, nhà hàng, TS Nguyễn Thị Thu Hà, chia sẻ. Vụ trưởng Vụ thị trường (Bộ Công thương) Võ Văn Quyền cho biết, năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 634/QĐ-TTg (ngày 29/4/2014) về Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thực sự là cúc hích, tạo điều kiện cho DN phát triển. Theo TS Võ Văn Quyền, Việt Nam hiện được coi là thị trường lớn, được nhiều DN nước ngoài hướng tới, NTD đương nhiên ngày càng được hưởng lợi. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa sản phẩm trong nước với nước ngoài, việc tuyên truyền có ý nghĩa quan trọng để nhiều NDT tìm đến mua sắc hàng Việt Nam. Nói không - hàng kém chất lượng Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh khẳng định, CVĐ đã đạt kết quả tích cực, giúp NTD, cơ quan, đơn vị, tổ chức nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, quyền lợi của NTD đối với những sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước; tỷ lệ NTD mua sắm hàng hóa Việt Nam đang tăng lên, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội. Các DN và giới kinh doanh nhận thức đầy đủ sâu sắc hơn trách nhiệm của DN đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đã phát huy tiềm năng thế mạnh, khơi dậy nguồn lực, không ngừng vươn lên, chú trọng đổi mới công nghệ, công tác điều hành, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, ngày càng chiếm lĩnh thị trường nội địa và xuất khẩu… Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh, còn nhiều hạn chế cần khắc phục, như không địa phương, đơn vị nhận thức chưa cao về CVĐ, có biểu hiện hình thức, đối phó, làm chiếu lệ. Công tác thông tin, tổng hợp báo cáo còn chậm, ít nhân rộng các điển hình tốt trong CVĐ. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng, nhiều DN vi phạm pháp luật, sản xuất hàng hóa kém chất lượng, nhất là trong việc sản xuất, chế biến thực phẩm bẩn... “Cần nói không với hàng kém chất lượng”, bà Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành của TƯ và địa phương, cần rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho các DN Việt Nam phát triển, có cơ chế, chính sách tôn vinh, đánh giá, công nhận các sản phẩm chất lượng, các DN uy tín trên thị trường, phố biến đến NTD để biết tìm đến… Đồng thời, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhằm tạo sự chuyển biến cả nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, qua đó thúc đẩy ngày càng có nhiều NTD “tìm đến hàng Việt, mua hàng Việt Nam nhiều hơn”để góp phần vào sự ổn định của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập, đảm bảo nền kinh tế ổn định, tự chủ…