Nhận thức về lĩnh vực kinh tế số chưa đầy đủ
Theo ông Nguyễn Trung Chính, số liệu những năm gần đây cho thấy, với 1,7% dân số Việt Nam làm việc trong lĩnh vực kinh tế số đã tạo ra 5% thu nhập quốc dân. “Mức thu nhập bình quân, mức giá trị gia tăng trên mỗi lao động kinh tế số lớn gấp 3 lần trung bình của cả nước. Do vậy, phát triển kinh tế số là một động lực để tạo ra giá trị gia tăng và những sức mạnh đột phá về năng lực phát triển bền vững” - ông Chính khẳng định.Theo ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn công nghệ (CMC), Trưởng nhóm công tác kinh tế số cũng cho rằng, thách thức lớn nhất hiện nay là chưa có cơ chế chính sách cụ thể cho các doanh nghiệp mới theo các mô hình kinh doanh mới, chưa thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh tế số tham gia.
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) – lần thứ 2 với chủ đề “Chương trình hành động của khu vực tư nhân từ Nghị quyết Trung ương 5”. |
Doanh nghiệp phản ánh "một cổ hai tròng"Tuy nhiên, ông Bùi Quang Ngọc - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, Phó trưởng nhóm công tác kinh tế số cho biết, thời gian qua mặc dù các Nghị quyết của Đảng nói rất mạnh về kinh tế tư nhân, nhưng trong thực tế đối với ngành kinh tế số đã có sự phân biệt thành phần. Đặc biệt, khi tham gia các chương trình tin học hóa cho khu vực công quyền, một số dự án đã hạn chế sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân. Trong khi đó, hiện vẫn đang có sự trợ giá không lành mạnh đối với doanh nghiệp nhà nước. Ông Ngọc chỉ rõ, đã đến lúc đề nghị Bộ Công Thương cần nghiên cứu về việc phân tách các ngành nghề kinh tế và không được phép trợ giá chéo và phải bỏ phí viễn thông công ích. Thực tế hiện nay, doanh nghiệp viễn thông đang phải đóng phí thương quyền vào ngân sách 0,5% trên tổng doanh. Nhưng ngoài ra vẫn phải đóng phí viễn thông công ích là 1,5% doanh thu. “Quỹ này không nằm trong ngân sách Nhà nước, như vậy đã tạo ra cho doanh nghiệp viễn thông phải chịu “một cổ hai tròng” với tổng phí 2% doanh thu là mức quá lớn” - ông Ngọc tỏ ra không hài lòng.Đối với lĩnh vực công ích, ông Ngọc cho biết, các doanh nghiệp sau khi đóng đầy đủ các loại thuế và phí theo quy định, thì phí công ích phải là sự tự nguyện. Trong khi Internet là hạ tầng kết nối của nền kinh tế số, là cuộc sống kinh tế xã hội, văn hóa ngày nay, đáng lẽ doanh nghiệp phải được hỗ trợ, được khuyến khích thì lại bị “đè” ra để nộp thuế 2% nên đề nghị Bộ Tài chính cần lưu ý vấn đề này.“Riêng bộ TT&TT hiện nay đang thành lập các đoàn thanh tra xuống các công ty viễn thông để thanh tra vì sao các doanh nghiệp nộp phí công ích ít và chậm” - ông Ngọc thông tin đồng thời đề xuất bỏ phí viễn thông công ích, vì công ích nhà nước nên làm từ ngân sách nhà nước hoặc các quỹ từ thiện xã hội, không nên bắt các doanh nghiệp tham gia.Liên quan đến Nghị định 102 ban hành ngày 10/6/2009 quy định về sử dụng luật sử dụng và triển khai các dự án công nghệ thông tin dùng Ngân sách Nhà nước, Phó trưởng nhóm công tác kinh tế số cũng cho rằng trên thực tế có rất nhiều bất cập dù đã có nhiều hướng dẫn ban hành. Ví dụ như các dự án tin học hóa của Bộ Tài chính, ở bước lập dự án trung bình kéo dài 2 năm, nhưng nhiều dự án sau 3 năm vẫn chưa chuẩn bị xong khâu này khiến Bộ Tài chính không chi tiêu hết ngân sách cho tin học hóa. Nguồn ngân sách được tiêu tỷ trọng 85% dành cho phần cứng, chỉ có 15% phần mềm dịch vụ là một việc làm rất không lành mạnh. “Phần hồn của hệ thống thông tin là phần mềm và dịch vụ nhưng thực thể đang quá yếu, chỉ nặng đầu tư về phần cứng và các dự án chậm nên không giải ngân được. Hệ quả là các chủ đầu tư phải lách các quy định hoặc xé nhỏ dự án khiến các dự án rất manh mún, nhỏ lẻ, không có dự án tập thể” - ông Ngọc nói. Ông Ngọc cũng đề xuất thay đổi Nghị định 102 bằng một nghị định khác. Nghị định mới phải được xây dựng theo đặc thù của ngành công nghệ thông tin. Mục chuẩn bị dự án, triển khai và nghiệm thu phải đơn giản hóa, mềm dẻo và linh hoạt khi thay đổi phạm vi công việc và chức năng, những công đoạn phát sinh, không cứng nhắc như trong xây dựng cơ bản. Đồng thời chỉ rõ, bước lập dự toán chỉ dựa trên 1 trong 3 biện pháp: Do công ty tư vấn xây dựng thiết lập; Báo giá của các nhà cung cấp giải pháp trong lĩnh vực CNTT, gần với hệ thống thông tin được yêu cầu xây dựng và tham chiếu đến các hệ thống tương tự đã có của nước ngoài cũng như của Việt Nam.