Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hơn nửa năm không lương, Tết đến "sống dở, chết dở"

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Anh Ngân rầu rĩ: “Chủ hứa thưởng Tết mấy trăm ngàn đồng, nhưng gần Tết mới được nhận.

KTĐT - Trong căn phòng trọ chật hẹp ở phường Hiệp Bình Phước, anh Nguyễn Văn Ngân, 22 tuổi, quê ở Kiên Giang, CN một lò gạch ở quận Thủ Đức, loay hoay sửa chiếc xe đạp cũ. Anh Ngân rầu rĩ: “Chủ hứa thưởng Tết mấy trăm ngàn đồng, nhưng gần Tết mới được nhận.

Nhiều công nhân bị nợ lương cả nửa năm nay, lâm vào cảnh “sống dở, chết dở”; Tết đến càng khổ hơn.
 
rở lại Dục QuânTrụ sở Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng (IDI.JSC) ở quận Bình Thạnh – TPHCM vốn đã vắng vẻ, những ngày này càng trở nên vắng vẻ hơn. Chỉ có vài nhân viên đến nhìn qua, ngó lại rồi... ra về. Họ đến không phải để làm việc mà là để xem thông báo với hy vọng được trả phần nào số lương còm cõi bị nợ để có chút ít mà xoay xở Tết.

Hơn nửa năm không lương

Sau khi cổ phần hóa từ năm 2007 (hiện Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn chiếm 20% vốn), IDI.JSC liên tục bị thất bại trong các đợt đấu thầu cung cấp bê tông tươi cho các công trình xây dựng nên không có việc làm.

Một số công nhân (CN) cho biết, thấy công ty không có việc làm, họ muốn xin nghỉ việc để đi làm nơi khác nhưng công ty lại tuyên bố không trả sổ BHXH. Sợ mất thời gian đã tham gia BHXH, nhiều người không dám nghỉ việc. Nhưng ở lại cũng chẳng có việc để làm. Thế là cứ mãi trong vòng luẩn quẩn đi cũng dở, ở không xong.

Ông Tô Thiện Thắng, Phó Giám đốc IDI.JSC, xác nhận công ty đang nợ lương 134 lao động hơn 3,3 tỉ đồng và bị BHXH quận Bình Thạnh khởi kiện vì nợ BHXH từ năm 2007 đến nay khoảng 1,2 tỉ đồng. Chính ông Thắng cũng bị nợ lương như các nhân viên khác.

Hằng ngày, ông cũng đến công ty để... đọc báo và chờ xem giám đốc có thông báo gì mới. Gặp chúng tôi, chị H.M., vừa từ công ty trở ra, kể lại với giọng như khóc: “Từ tháng 3 đến tháng 5-2009, chúng tôi còn cầm hơi được với khoản tiền tạm ứng 1 triệu đồng/tháng.

Nhưng từ tháng 6-2009 đến nay, công ty không trả một đồng lương nào. Chỉ còn mười mấy ngày nữa là Tết mà công ty chưa có động tĩnh gì. Nghe nơi này, nơi khác thưởng Tết, nhìn lại mình, càng thấy tủi thân”.

Không có Tết

Tết này với gia đình chị Lê Thị Thu Thủy, nhân viên tạp vụ Công ty Sản xuất áo len xuất khẩu Dapto (KCN Vĩnh Lộc), cũng là một cái Tết buồn. Chồng chết, chị một mình nuôi mẹ già và 2 người con bệnh tật. Trong đó, người con trai đầu bị ung thư gan thời kỳ cuối; con trai út bị viêm xoang rất nặng, đi làm giày một thời gian thì phải nghỉ.

Nhưng đó không phải là bất hạnh lớn nhất của chị Thủy. Gặp chúng tôi, chị nghẹn ngào: “Ông trời không thương nên không cho tôi khỏe mạnh để làm việc kiếm tiền chạy chữa cho con. Tụi nó bệnh tật như vậy, còn tôi thì cũng bị bệnh nan y... Nhiều lúc thấy chết khỏe hơn sống nhưng thương con, thương mẹ già đành phải gắng gượng”.

Chị bị bệnh ung thư xương, hằng tháng, chi phí thuốc thang đã hết 1,2 triệu đồng. Để có tiền trị bệnh và lo cho gia đình, chị phải xin tăng ca, làm thêm cả vào ngày nghỉ cuối tuần. Chị buồn rầu: “Tết nhứt gì nữa hả cô? Mấy năm rồi, tôi không biết Tết...”.

Còn chị Nguyễn Thị Thu, CN Công ty Upgain VN (KCX Linh Trung I), cũng đang mắc bệnh hiểm nghèo. “Tôi bị suy tim độ 3, muốn phẫu thuật phải tốn mấy chục triệu đồng. Tôi biết lấy đâu ra?”. Với đồng lương CN hạn hẹp, chị phải chật vật lắm mới nuôi nổi hai con, đứa lớn 9 tuổi, đứa bé 5 tuổi.

Nhắc tới con, giọng chị thật buồn: “Tới giờ này tôi cũng chưa chuẩn bị được gì. Mình thì sao cũng được, chỉ thương hai đứa nhỏ. Tụi nó nghe Tết là nôn lắm, cứ hỏi mẹ chừng nào mua áo mới...”.

Tết buồn

Trong căn phòng trọ chật hẹp ở phường Hiệp Bình Phước, anh Nguyễn Văn Ngân, 22 tuổi, quê ở Kiên Giang, CN một lò gạch ở quận Thủ Đức, loay hoay sửa chiếc xe đạp cũ. Anh Ngân rầu rĩ: “Chủ hứa thưởng Tết mấy trăm ngàn đồng, nhưng gần Tết mới được nhận.

Bấy nhiêu đó cũng chỉ đủ tiền xe về quê nên tôi quyết định sẽ gởi hết về cho ba má, còn mình thì ở lại đây, sao cũng được...”.

21 giờ 30 phút, chị T.T.L, 30 tuổi, quê ở Vũng Tàu, CN Công ty Giày Gia Định, quận Thủ Đức – TPHCM, mới tan ca về. Đón chị ở cửa phòng trọ là cu Đen, đứa con trai 6 tuổi của chị. Mấy tháng trước, việc buôn bán ở quê thua lỗ, chị cầm chiếc xe máy, đưa mẹ già, con dại đến TPHCM tìm việc. Một mình chị làm nuôi 3 miệng ăn, lại ở nhà thuê... Đối với chị, Tết thật buồn.