Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hợp đồng dưới 3 tháng cũng phải đóng bảo hiểm xã hội

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 23/10, sau khi nghe Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các ủy ban chức năng của Quốc hội trình bày Tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật; Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, Quốc hội đã tập trung thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH).

Kinhtedothi - Sáng 23/10, sau khi nghe Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các ủy ban chức năng của Quốc hội trình bày Tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật; Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, Quốc hội đã tập trung thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH).

 
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Theo báo cáo tiếp thu và giải trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến tán thành việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng tham gia BHXH bắt buộc nhằm mở rộng diện an sinh xã hội.

Để đảm bảo tính khả thi đối với chính sách này, cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức công đoàn, BHXH Việt Nam và chính quyền địa phương phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tăng cường công tác quản lý, thực hiện khai trình lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Việc làm, Luật Doanh nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đối tượng và có biện pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động thực hiện quy định này.

Bên cạnh đó, tránh hiện tượng các doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bằng các hợp đồng mùa vụ, dưới 3 tháng, các đại biểu Quốc hội đề nghị phải luật hóa việc xác lập hợp đồng bằng văn bản khi thuê lao động có thời hạn dưới 3 tháng, mùa vụ. Bởi theo quy định hiện hành cho phép doanh nghiệp nếu thuê người lao động có thời hạn dưới 3 tháng thì không cần ký hợp đồng văn bản và cũng không phải đóng BHXH. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp trốn đóng BHXH cho người lao động bằng cách chỉ xác lập giao kèo thuê trong ngắn hạn như vậy.

Các đại biểu Đinh Thị Phương Lan (đoàn Quảng Ngãi), Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình), Hồ Thị Thủy (đoàn Vĩnh Phúc) đề nghị các doanh nghiệp bắt buộc phải xác lập hợp đồng bằng văn bản khi thuê lao động có thời hạn dưới 3 tháng, mùa vụ. Đồng thời, cần đảm bảo sau 1-3 tháng, nếu doanh nghiệp tiếp tục ký hợp đồng với người lao động thì phải tham gia đóng BHXH, như vậy mới đảm bảo nguyên tắc BHXH cho mọi người lao động. Cơ quan quản lý người lao động, chính quyền địa phương, công đoàn… cần tích cực trong tuyên truyền, hỗ trợ người lao động thực hiện chính sách này.

Một nội dung cũng được các đại biểu quan tâm cho ý kiến và thống nhất cao với dự thảo là quy định việc đóng bảo hiểm bắt buộc cho các cán bộ không chuyên trách của xã/phường, thị trấn nhưng nhiều đại biểu đề nghị nên nới rộng hơn trong việc hỗ trợ họ đóng BHXH.

Đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) cho rằng dự thảo quy định nhà nước chỉ hỗ trợ không quá 10% việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho các đối tượng này là quá ít. Việc tăng mức hỗ trợ lên nữa, dù ngân sách có thể phải chỉ thêm vài trăm tỉ đồng/năm, nhưng phúc lợi mang lại sẽ rất lớn với những cán bộ gần gũi với người dân nhất.