Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hướng tới thị trường EU

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thâm nhập thị trường EU đang là một trong những ưu tiên mà ngành cơ khí chế tạo của Hà Nội đang hướng đến. Cơ hội là rất lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thực đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải nỗ lực tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất để hướng tới hợp tác sâu rộng với các đối tác tại thị trường này...

Khắc phục nhiều điểm yếu

Theo Sở Công Thương Hà Nội, thời gian gần đây, ngành cơ khí chế tạo của TP đã có những bước phát triển vượt bậc, như chế tạo được bơm, quạt cỡ lớn; lắp ráp ô tô tải, xe khách, động cơ diezel, máy nông nghiệp, máy biến áp 110/220/500kV... Tuy nhiên, với gần 100 cơ sở sản xuất, lắp ráp ngành cơ khí chế tạo trên địa bàn là công nghệ, thiết bị chế tạo còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu c
Đại diện các DN đã tham gia làm hàng xuất khẩu đều cho biết: DN nên đặc biệt chú trọng quy trình sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng. Đặc biệt, DN cần xác định sẽ chịu áp lực cao về giám sát khắt khe của đối tác, và phải rất kiên trì vì có thể quan hệ giao dịch mất 1 - 2 năm mới có kết quả.
ầu ngày càng cao về sản phẩm công nghệ cao trên thị trường thế giới... Đáng chú ý, trong khi các DN vẫn thiếu vốn trầm trọng thì việc tiếp cận tín dụng ngân hàng với lãi suất thấp hết sức khó khăn. Việc đầu tư của các DN trong ngành còn phân tán và chưa đồng bộ, gần như chưa có một cơ sở chế tạo nào đủ mạnh làm đòn bẩy thúc đẩy toàn ngành.

Trong khi đó, đại diện Cơ quan Xúc tiến và nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI) cho biết: DN châu Âu thường tập trung vào sản phẩm hoặc lĩnh vực họ làm tốt nhất, phần còn lại là thuê ngoài nên họ cần nhiều đối tác tham gia chuỗi sản phẩm. Một điều quan trọng là khách hàng châu Âu đặt ra yêu cầu giao hàng rất cao, thời hạn ngắn với tần suất lớn. Chẳng hạn, các DN lắp ráp ô tô châu Âu thường yêu cầu giao hàng tới 3 lần/ngày để giảm tồn kho. Chính điều này đang đặt ra thử thách rất lớn đối với các DN cơ khí chế tạo của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng để có thể từng bước thâm nhập vào thị trường EU đầy tiềm năng.

 
Xe khách tại Công ty Transinco 1-5 trước khi xuất xưởng.  	Ảnh: Việt Linh
Xe khách tại Công ty Transinco 1-5 trước khi xuất xưởng. Ảnh: Việt Linh
Tích cực tìm hiểu đối tác
Tại hội nghị do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì tổ chức mới đây về "Nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu cho các DN ngành cơ khí chế tạo Hà Nội", ông Lưu Minh Đức - Phó Trưởng phòng Phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công Thương) cho rằng: Để hợp tác với EU có hiệu quả, các DN cơ khí chế tạo tại Hà Nội cần tăng cường xúc tiến thương mại, tiếp xúc trực tiếp với đối tác để trải nghiệm, xử lý thông tin. Đặc biệt, DN nên sử dụng các công cụ đánh giá, trực tiếp tìm hiểu nghiên cứu từ thực tế thay vì cứ nhận làm đối tác rồi vừa làm vừa sửa.

Theo chuyên gia tư vấn của CBI Jan Oude Elferin: Làm việc với đối tác châu Âu, DN Việt Nam cần tuân thủ phương châm "chất lượng tốt - đúng hạn - giải quyết kịp thời yếu tố mới phát sinh", nhất là cần biết đối tác của mình đang băn khoăn lo lắng điều gì để tập trung giải quyết.

Hiện đã có các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines... xuất khẩu hàng công nghiệp cơ khí chế tạo sang châu Âu nhưng khối lượng còn ít, và thị trường này vẫn đang tìm kiếm các nhà cung cấp khác tại châu Á. Trong khi các DN Trung Quốc có thế mạnh về đơn hàng lớn giá rẻ, theo các chuyên gia của CBI, DN cơ khí Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng nên tập trung vào các đơn hàng nhỏ hơn, nhưng phải thực hiện nhanh và linh hoạt. Bên cạnh đó, cần lưu ý là DN châu Âu sẽ không giao dịch với DN vi phạm về trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường.

Đáng chú ý, ở châu Âu hiện nay, sinh viên có xu hướng ngày càng ít lựa chọn nghề công nghiệp chế tạo, nên ngành này đang thiếu các kỹ sư. Vì vậy, đây chính là cơ hội lớn cho DN chế tạo Việt Nam, đặc biệt đối với các sản phẩm công nghiệp mà thị trường yêu cầu số lượng nhỏ, đang có ít nhà cung cấp tham gia.