Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Huy động các nguồn lực cho công tác trợ giúp xã hội

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 – 2025 (Đề án).

Đề án nhằm mục tiêu phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội cùng với chính sách an sinh xã hội khác đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đối tượng bảo trợ xã hội góp phần phát triển bền vững; khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội cho công tác trợ giúp xã hội; phát huy sự quan tâm và chăm sóc của xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với công tác an sinh xã hội.

 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Theo đó, mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập (mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội) gồm: 1- Cơ sở bảo trợ xã hội (BTXH) chăm sóc người cao tuổi; 2- Cơ sở BTXH chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 3- Cơ sở BTXH chăm sóc người khuyết tật; 4- Cơ sở BTXH chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 5- Cơ sở BTXH tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng BTXH hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội; 6- Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội

Nhiệm vụ và giải pháp của Đề án là nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản nhằm phát triển cơ sở trợ giúp xã hội. Cụ thể, xây dựng, ban hành Danh mục dịch vụ trợ giúp xã hội, Khung giá dịch vụ trợ giúp xã hội; hoàn thiện quy chuẩn, tiêu chuẩn cơ sở trợ giúp xã hội, bảo đảm cho đối tượng tiếp cận sử dụng thuận lợi; có chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển cơ sở trợ giúp xã hội; tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác trợ giúp xã hội.

Nhiệm vụ và giải pháp khác của Đề án là quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm các yêu cầu: Rà soát, sắp xếp các cơ sở trợ giúp xã hội, tập trung nâng cao năng lực hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội công lập; khuyến khích hình thức hợp tác giữa Nhà nước với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội.

Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của các cơ sở trợ giúp xã hội đạt cơ cấu, định mức và tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định.

Đồng thời, đổi mới cơ chế và phương thức quản lý, vận hành các cơ sở trợ giúp xã hội theo phương châm phòng ngừa, trợ giúp, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại gia đình, cộng đồng là chính; cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội trong thời gian nhất định./.