Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Juventus làm kinh tế kiểu Anh

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Bóng đá không nằm ngoài sự vận động của nền kinh tế. Khi kinh tế suy thoái và UEFA sắp siết chặt tài chính, ngay cả những ông lớn như Milan hay Inter cũng lao đao, phải bán những ngôi sao, làm mọi cách giảm quỹ lương. Và khi không gì đảm bảo nguôn thu từ bản quyền truyền hình sẽ ổn định sau năm 2015, thực sự, đã đến lúc phải để bóng đá trở lại cách thức kiếm tiền từ thuở sơ

Thực tế, đã có CLB ở Serie A đi tiên phong thực hiện chiến lược trở lại đầu tư căn bẳn, bắt đầu từ việc xây SVĐ riêng, đó là Juventus. SVĐ mới mang tên chính CLB được đưa vào sử dụng từ mùa trước giúp Juve thu hút lượng CĐV đến sân trung bình từ 22.000 người/trận (ở sân Olimpico cũ) lên 38.000 người/trận, với 21/23 trận sân nhà mùa trước bán sạch vé. Tất nhiên, doanh thu từ bán vé của Juve cũng tăng gấp 3 lần, từ 11,6 triệu euro (2010/11) lên 31,8 triệu euro (2011/12) và dự báo sẽ tăng tiếp 30% ở mùa này. Chưa hết, doanh thu trong quý đầu mùa này từ các hoạt động liên đến tour thăm quan SVĐ, Bảo tàng ở trong sân… đạt mức 4,8 triệu euro, tăng gần gấp 3 lần so với 3 tháng đầu mùa trước (1,7 triệu euro).
 
Không phải vô cớ mà người Anh đổ nhiều tiền thế. Còn nhớ, khi chuyển từ sân nhỏ hẹp Highbury (38.000 chỗ) sang ngôi nhà mới Emirates (60.000) mùa 2006/07, Arsenal luôn nhận được 41.000 suất đặt mua vé xem cả mùa và doanh thu từ phòng vé của “Pháo thủ” tăng từ 64 lên 135 triệu euro. Tương tự, doanh thu từ tiền bán vé của Man City cũng tăng gấp đôi khi rời sân Main Road về ngôi nhà mới Etihad. Còn M.U liên tục có kế hoạch mở rộng Old Trafford mà gần nhất là ý định “cới” lên thành 90.000 chỗ. Điều đó chẳng phải rất đáng học hỏi hay sao? Sự thành công của Juventus rất cần được nhân rộng ở Serie A. Đó là bước đi đúng đắn hướng tới sự phát triển bền vững, giảm thiểu sự phụ thuộc vào doanh thu bản quyền truyền hình.