Theo Kế hoạch, sẽ hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điện hạt nhân. Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước và pháp quy hạt nhân; nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật; xây dựng, quản lý và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận. Đồng thời, tăng cường năng lực và đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác quản lý nhà nước, pháp quy hạt nhân. Phát triển công nghiệp hỗ trợ điện hạt nhân; triển khai các dự án thành phần thuộc Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; phát triển hạ tầng phục vụ thi công, đấu nối nhà máy điện hạt nhân vào hệ thống điện quốc gia. Xây dựng năng lực và cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh và bảo vệ thực thể, quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường, ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân. Các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân giai đoạn đến năm 2020 bao gồm: Các đề án, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, triển khai thực hiện trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 theo Danh mục nhiệm vụ đã phê duyệt; các nhiệm vụ bổ sung phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân giai đoạn đến năm 2020 trong Danh mục nhiệm vụ bổ sung. Trong đó, với nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại danh mục các nhiệm vụ bổ sung phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân giai đoạn đến năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý nhà nước, nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật đến năm 2020 phục vụ phát triển điện hạt nhân; Dự án đầu tư Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân;...; Bộ Công Thương chủ trì Đề án Phát triển công nghiệp hỗ trợ điện hạt nhân; Điều chỉnh “Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030”); Bộ Xây dựng chủ trì Đề án Tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân; Đề án Quy hoạch địa điểm lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;...