Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khai mạc Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội

Trần Long - Thủy Tiên - Thanh Hải
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 2/7, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội (khóa XVI) đã tổ chức Hội nghị lần thứ 14. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải chủ trì hội nghị.

Cùng chủ trì hội nghị có các đồng chí: Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng; Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc.
 Quang cảnh Hội nghị BCH Đảng bộ TP Hà Nội.  Ảnh: Thanh Hải.
Tham dự hội nghị có lãnh đạo các Ban Đảng của T.Ư, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo các Ban Đảng của Thành ủy, Thành ủy viên, Bí thư các quận, huyện, thị xã, lãnh đạo các sở, ban, ngành của TP Hà Nội…
Mở đầu Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, Hội nghị sẽ tập trung xem xét các nội dung chính. Trong đó, có dự thảo các kế hoạch của Thành ủy thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp T.Ư khóa XII; Báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ TP; Báo cáo kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo giữa nhiệm kỳ Thành ủy khóa XVI (nhiệm kỳ 2015 - 2020); Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận Hội nghị T.Ư 6 (khóa X) và Nghị quyết 15 của Quốc hội (khóa XII) về điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô.
 Biểu quyết thông qua chương trình Hội nghị.  
Hội nghị cũng xem xét báo cáo kết quả công tác xây dựng Đảng, tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 của Thành ủy. Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ về tình hình thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 của TP.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu tại Hội nghị.
Hà Nội nằm trong top 10 TP năng động nhất thế giới
Thay mặt Ban cán sự Đảng UBND TP, báo cáo về tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận Hội nghị T.Ư 6 (khóa X) và Nghị quyết 15 của Quốc hội (khóa XII) về điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn cho biết: Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, diện mạo với những thành tựu to lớn, toàn diện góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước, xứng đáng là trái tim của Tổ quốc, là đầu não, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Trong bối cảnh suy thoái và khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Thủ đô vượt qua khó khăn tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.
 Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu ý kiến.  
Cụ thể, trong 10 năm (2008-2018), Thành ủy Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết 15/2008/QH12, đạt được 7 kết quả nổi bật. Đối với kinh tế phát triển ổn định ở mức cao và đạt mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; không gian kinh tế được mở rộng, phát triển. Theo đó, quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 10 năm tăng gần 2 lần (năm 2017 đạt 519.568 tỷ đồng); thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 86 triệu đồng gấp 2,3 lần so với năm 2008.
Một số ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, trình độ cao, chất lượng cao tiếp tục phát triển như: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch… Dịch vụ ngân hàng phát triển nhanh theo hướng hiện đại; lĩnh vực thương mại tiếp tục được chú trọng phát triển. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu đạt 11,78 tỷ USD (gấp 1,7 lần năm 2008); hạ tầng thương mại được đầu tư. Ngành du lịch phát triển nhanh, khách quốc tế tăng từ 1,3 triệu lượt năm 2008 tăng lên 4,95 triệu lượt năm 2017 (tăng 3,8 lần) và Hà Nội nằm trong tốp 10 TP có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới.
 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đọc báo cáo tóm tắt tại Hội nghị.
Lĩnh vực công nghiệp tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng khá, bình quân tăng 8,61%/năm; doanh thu năm 2017 đạt 6,5 tỷ USD, tăng 2,5 lần so với năm 2008. Ngành xây dựng phục hồi và phát triên sôi động, giá trị tăng thêm đạt trung bình 7,18%/năm. Ngành nông nghiệp đạt kết quả tích cực, giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp năm 2017 đạt 239 triệu đồng, gầp gần 2 lần năm 2008.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Thủ đô tiếp tục được hoàn thiện và phát triển. Môi trường đầu tư, kinh doanh từng bước được cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng liên tục 5 năm liền kể từ năm 2012 (năm 2016 xếp thứ 14/63, năm 2017 xếp thứ 13/63 tỉnh, TP và cao nhất từ trước tới nay). Từ đó, Hà Nội nằm trong tốp 10 TP năng động nhất thế giới.
 Đại biểu huyện Phúc Thọ phát biểu ý kiến.
Thu, chi ngân sách luôn bảo đảm được dự toán T.Ư và HĐND TP giao. Năm 2017, thu ngân sách đạt 212.276 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so năm 2008. Chi ngân sách địa phương tăng bình quân 15,76%/năm, năm 2017 gấp 3,6 lần so với năm 2008. Năm 2017, tổng vốn đâu tư xã hội gấp 2,85 lần so năm 2008, vốn nhà nước năm 2017 gấp 3,4 lần so với năm 2008.
 Đại biểu Trần Huy Sáng phát biểu ý kiến
Hà Nội dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn nông thôn mới
Về xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật, diện mạo nông thôn đổi mới toàn diện và rõ rệt. Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đến hết năm 2017, đã có 4 huyện (Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức) được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; toàn TP có 294/386 xã (chiếm 76,2%) đạt chuẩn nông thôn mới. Bộ mặt nông thôn được đổi mới, khởi sắc rõ rệt. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân năm 2017 đạt 38 triệu đồng/người (gấp 3 lần so với năm 2008).
Đại biểu thị xã Sơn Tây.
Bên cạnh đó, sự nghiệp văn hóa - xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Theo đó, lĩnh vực văn hóa tiếp tục phát triển; giáo dục và đào tạo được đổi mới, giữ vững lá cờ đầu của cả nước; khoa học - công nghệ tiếp tục được chú trọng phát triển. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân có nhiều tiến bộ; các bệnh viện tuyến TP đã tích cực phát triển các kỹ thuật cao trên một số lĩnh vực. Các vấn đề về an sinh xã hội được tập trung giải quyết hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,69% theo chuẩn mới. Công tác phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Năm 2017 trên địa bàn TP không còn thôn, xã đặc biệt khó khăn.
 Đại biểu Lê Trọng Khuê phát biểu ý kiến.
Ngoài ra, công tác quy hoạch, phát triển không gian, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đặc biệt chú trọng; quản lý đô thị, bảo vệ môi trường được tăng cường; quy mô và diện mạo đô thị của TP đã được mở rộng, thay đổi nhanh chóng theo hướng hiện đại, văn minh.
Công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tập trung chỉ đạo ngay từ những ngày đầu hợp nhất; bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị diễn ra trên địa bàn; giải quyết kịp thời các tình huống phức tạp; đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm. Công tác phòng, chống cháy nổ được chú trọng. Chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu của lực lượng vũ trang Thủ đô không ngừng được nâng lên. Năm 2011, lượng vũ trang Thủ đô đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng. Công tác đối ngoại, hợp tác phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng, ngày càng nâng cao được vị thế, vai trò của Thủ đô trong nước, khu vực và quốc tế.
Đặc biệt, hệ thống chính trị từ TP đến cơ sở được củng cố, kiện toàn, hiệu quả hoạt động có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, gắn với thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI, XII), thực hiện Chỉ thị số 03, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Quy định số 55 của Bộ Chính trị (khóa XII) về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên được đẩy mạnh; thực hiện quyết liệt các nội dung Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với thực hiện Nghị quyết T.Ư 6 (khóa XII)…
Đại biểu Phạm Hải Hoa.
Công tác tư tưởng, tuyên giáo có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp; công tác tổ chức cán bộ được chọn làm khâu đột phá, thực hiện tốt công tác tư tưởng, động viên, sắp xếp, rà soát cán bộ sau hợp nhất; công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển cán bộ được thực hiện có kế hoạch, bài bản, hiệu quả. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên được đẩy mạnh. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường. Công tác dân vận được quan tâm và đạt kết quả tích cực. Công tác nội chính được chú trọng, đạt kết quả tốt, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ đối với các cơ quan nội chính.
Năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp được tăng cường. Công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý của UBND các cấp có nhiều đổi mới theo hướng “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả cải cách hành chính được coi là khâu đột phá để cải thiện môi trường đầu tư. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm được tập trung chỉ đạo.