Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khẩn trương triển khai xây dựng đề án phí, lệ phí mới

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đó là một trong những nội dung Văn bản số 6653/UBND – KT do Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu ký, ban hành chiều 4/9/2014 gửi các sở, ban, ngành TP, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung triển khai nhiệm vụ quản lý và xây dựng đề án phí, lệ phí thời gian tới.

Đây là văn bản quan trọng, một bước thực hiện Pháp lệnh phí, lệ phí và các quy định của Nhà nước cũng như thực hiện Nghị quyết số 05/2014/NQ – HĐND ngày 9/7/2014 của HĐND TP Hà Nội tại kỳ họp 10 (khóa XIV) về việc ban hành, bãi bỏ một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn TP. Theo đó, các sở, ban, ngành TP, UBND các quận, huyện, thị xã: xác định chính xác các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được thu phí, lệ phí về sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí, về việc thực hiện mức thu phí, lệ phí; về quản lý tiền phí, lệ phí thu được…

Về nhiệm vụ những tháng cuối năm 2014, UBND TP yêu cầu: Đối với các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của TƯ (Chính phủ, Bộ Tài chính), các sở, ban, ngành TP; UBND các quận, huyện, thị xã tiến hành ra soát, đối chiếu tình hình thực tế tại địa phương, trường hợp bất hợp lý hoặc có vướng mắc thì báo cáo và đề xuất hướng xử lý kịp thời về Tổ thường trực triển khai phí, lệ phí TP (Cục Thuế TP Hà Nội) để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính. Trường hợp thuộc thẩm quyền của HĐND TP: Căn cứ các quyết định thu phí, lệ phí do UBND TP đã ban hành đang thực hiện trên địa bàn để ra soát, đối chiếu các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và thực tế trên địa bàn: Trường hợp các văn bản làm căn cứ ban hành các quyết định phí, lệ phí đã hết hiệu lực thi hành, có thay đổi thì phải căn cứ vào văn bản quy phạm mới ban hành có hiệu lực để đề xuất UBND TP hướng dẫn xử lý đúng thẩm quyền và đúng chính sách; trường hợp cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế thì xây dựng Đề án sửa đổi, bổ sung đúng chính sách; trường hợp có vướng mắc thì phải báo cáo về đề xuất hướng sử lý kịp thời, bảo đảm xây dựng đủ các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND TP.

Về những nội dung liên quan, giao Sở VHTT&DL: Tiếp tục hoàn thiện Đề án thu phí tham quan danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa theo các quy định hiện hành… Sở GTVT: Tiếp tục rà soát tình hình thu phí đò, phí qua phà trên địa bàn… Hoàn thiện đề án thu phí đò, phí qua phà theo quy định hiện hành. Sở Xây dựng: Nghiên cứu, rà soát chí phí vận hành xử lý nước thải đối với KCN Bắc Thăng Long để xây dựng mức thu phí, bảo đảm đúng các quy định hiện hành và phù hợp với thực tế trên địa bàn. Sở TN & MT: Hoàn thiện đề án thu phí thẩm định đánh giá báo cáo tác động môi trường theo đúng các quy định tại các văn bản hiện hành. Đồng thời xây dựng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (khi có văn bản mới của Chính phủ, Bộ Tài chính).

Về quản lý hoạt động trông giữ xe máy, xe ô tô trên địa bàn; quản lý việc sử dụng hè, lòng đường để trông giữ phương tiện, UBND TP yêu cầu, các đơn vị, địa  phương nêu trên: Chủ động phối hợp với các ngành liên quan thực hiện rà soát, bố trí các điểm trông giữ xe có đủ điều kiện theo thẩm quyền. Kiên quyết giải tỏa các điểm trông giữ xe không phép, sai phép, vi phạm an toàn giao thông và vi phạm về mức thu phí trông giữ xe, về sử dụng vé trông giữ xe; về sử dụng không đúng giấy phép sử dụng hè, lòng đường, lề đường… Các cơ quan, đơn vị; quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước UBND TP về việc bảo đảm an ninh trật tự khu vực cấp phép và chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng, tăng cường kiểm tra, thanh tra thường xuyên, thực hiện kiểm tra đột xuất các đơn vị trông giữ xe, xử lý nghiêm các vi phạm theo thẩm quyền, thu hồi giấy phép tạm sử dụng hè, lề đường, đăng ký kinh doanh trông giữ xe đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm nhiều lần theo thẩm quyền. Cùng với đó, có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát các đơn vị trên địa bàn thống nhất thực hiện các quy định của UBND TP về việc thu phí trông giữ xe (bao gồm cả các đơn vị thuộc TƯ, TP đóng trên địa bàn).

UBND TP giao nhiệm vụ cho các sở ngành thực hiện các nội dung trên. Trong đó, Sở GTVT cần phối hợp với chính quyền địa phương: Rà soát xác lập quy hoạch, kiểm tra các điều kiện để cấp phép sử dụng tạm thời hè, lòng đường, lề đường để trông giữ xe. Quá trình thực hiện, ưu tiên đơn vị, doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định nhà nước; xử lý nghiêm các  trường hợp vi phạm nhiều lần, thu hồi giấy phép hoạt động… Ngoài ra, việc sử dụng trông giữ xe trên vỉa hè, lòng đường phải bảo đảm diện tích giao thông, hè đường cho người đi bộ, nhất là các tuyến phố chính, tuyến phố có nhiều người đi bộ.

UBND TP yêu cầu tăng cường kiểm tra việc quản lý và sử dụng nguồn phí, lệ phí để lại cho các đơn vị thu, bảo đảm sử sụng đúng mục đích theo dự toán thu, cí; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm… Giao Sở Tài chính chủ trì lập kế hoạch kiểm tra các đơn vị thực hiện, báo cáo tổng hợp kết quả và đề xuất điều chỉnh tỷ lệ để lại cho các đơn vị thu phí đối với trường hợp bất hợp lý; xử lý nghiêm các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm.

Để kịp thời trình HĐND TP các quy định về phí, lệ phí theo kế hoạch, yêu cầu các đơn vị được giao nhiệm vụ, khẩn trương xây dựng đề án, kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được giao, báo cáo gửi Tổ thường trực (Cục Thuế TP Hà Nội) trước ngày 20/9/2014. Riêng phí bảo vệ môi trường dối với chất thải rắn, UBND TP có hướng dẫn cụ thế khi Chính phủ và Bộ tài chính ban hành văn bản mới.