Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khi bé trai trở nên "nữ tính"

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Để các em định hướng đúng tính cách, cần giúp các em phát huy được bản chất nam tính. Gia đình và nhà trường phải có sự phối hợp chặt chẽ.

KTĐT - Để các em định hướng đúng tính cách, cần giúp các em phát huy được bản chất nam tính. Gia đình và nhà trường phải có sự phối hợp chặt chẽ.

Qua nhiều cuộc khảo sát, các nhà xã hội học Trung Quốc thấy rằng các bé trai cấp tiểu học và trung học cơ sở (THCS) ở nước này có xu hướng nữ tính hoá ngày càng tăng.

Nguyên nhân cơ bản

- Cha mẹ quá nuông chiều, bao bọc con trẻ khiến trẻ không có cơ hội tiếp xúc, va chạm xã hội, tính tình trở nên yếu đuối, nhút nhát.

- Vấn đề giáo dục giới tính trong hệ thống giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế.

- Đa số các giáo viên ở bậc tiểu học và THCS đều là nữ giới, điều này không những khiến các bé trai thiếu hình mẫu để học theo, mà còn dễ bị ảnh hưởng tính cách của cô giáo.

Hậu quả

Hiện tượng không rõ giới tính này nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dần dần các em dễ trở thành đồng tính. Những bé trai bị “nữ tính hoá” khi trưởng thành khó có thể làm nam nhi đại trượng phu, đa phần họ đều thiếu dũng khí cũng như tinh thần trách nhiệm đối với gia đình, xã hội.

Giải pháp

Để các em định hướng đúng tính cách, cần giúp các em phát huy được bản chất nam tính. Gia đình và nhà trường phải có sự phối hợp chặt chẽ.

Gia đình

- Các bậc phụ huynh cần liên tục nhắc nhở các em về giới tính của mình bằng cách thường xuyên khẳng định “con là con trai”. Hãy tận dụng lúc tắm hay lúc thay đồ để dạy con những kiến thức cơ bản về giới tính.

- Cha mẹ (đặc biệt là người cha) cần làm tấm gương tốt để con trai noi theo.

- Tạo điều kiện để con được thường xuyên tiếp xúc với các bạn trai khác, tránh trường hợp chơi quá thân với toàn bạn gái. 

- Cha mẹ cần có những biện pháp thưởng phạt phân minh. Nếu các em có những hành động đúng đắn, phù hợp với giới tính của mình, hãy tán thưởng thậm chí tặng cho các em một phần thưởng nhỏ. Ngược lại, hãy nghiêm túc phê bình những hành động có thiên hướng “nữ tính hoá” để các em nhận ra sai lầm đồng thời chỉ dẫn để các em biết cách sửa chữa.

- Đối với các em đã bắt đầu có hiện tượng rối loạn giới tính, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến thái độ của mình, bởi các em thường rất nhạy cảm nên dễ bị tổn thương. Không nên quát mắng hay nóng vội bắt con phải thế này, thế kia khiến các em cảm thấy áp lực và  tội lỗi. Nên dành thời gian chỉ dạy, giúp con điều hoà lại tính cách, thay đổi những hành vi không phù hợp. Trường hợp vẫn không có tiến triển, hãy nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý.

Nhà trường

- Tạo môi trường giáo dục thuận lợi cho sự hình thành tính cách học sinh. Tổ chức nhiều hoạt động thực tiễn phù hợp với sở trường/sở thích của các học sinh nam, để khi tham gia các em có thể tự trải nghiệm và hiểu rõ hơn các trạng thái tâm lí của mình, có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề giới tính.

- Trong chương trình học nên có nhiều bài học đạo đức có lợi cho việc hình thành tính cách học sinh nam, như các bài học về lòng dũng cảm, về tinh thần trách nhiệm.  

- Thầy cô giáo thông qua những giờ học nhạc chỉ dẫn cách thức để các học sinh nam trong khi hát cũng như biểu diễn phát huy được khí chất nam nhi của mình.

- Ngoài trách nhiệm truyền đạt kiến thức, thầy cô giáo cũng cần quan tâm đến các biểu hiện tâm lý của học sinh để kịp thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy cũng như phát hiện những yếu tố bất thường.