KTĐT - Vừa qua, Trung Quốc đã chính thức tuyên bố tăng tính linh hoạt cho tỷ giá đồng Nhân dân tệ (NDT). Động thái này của Trung Quốc là kết quả của sức ép từ Mỹ, EU… đồng thời là một bước xoa dịu các bên trước thềm Hội nghị G20.
Việc Trung Quốc phải nâng giá đồng NDT là việc bắt buộc phải thực hiện sau nhiều năm nước này thực hiện chính sách đồng tiền yếu hỗ trợ mạnh mẽ cho hoạt động xuất khẩu tạo nên một xu thế xuất siêu vào hầu hết các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,… gây thiệt hại cho những quốc gia này. Thực ra, duy trì đồng tiền của mình yếu hơn so với những đồng tiền khác trong một giai đoạn nào đó không chỉ là chính sách của riêng Trung Quốc. Nhiều nước, ngay cả Mỹ khi cần cũng từng sử dụng chính sách đồng tiền yếu nhằm thúc đẩy sản xuất xuất khẩu, thu hút du lịch, đầu tư tạo ra những lợi thế trong cạnh tranh quốc tế. Nhưng Trung Quốc là nước thực hiện chính sách này kéo dài hàng chục năm nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu và thu hút đầu tư của mình.
Việc nâng tỷ giá NDT lần này là do sức ép quốc tế vì thế dư luận cho rằng nước này sẽ chỉ nâng giá đồng NDT một cách nhỏ giọt, từ từ để không gây sốc cho hoạt động xuất khẩu vốn là một thế mạnh của nước này. Nhiều chuyên gia cho rằng đồng NDT có thể sẽ được nâng tới mức 6,4 - 6,5 NDT/USD.
Đồng NDT lên giá sẽ khiến hàng hóa nhập từ Trung Quốc tăng lên, sẽ đắt hơn và vì thế sẽ khó cạnh tranh hơn với hàng hóa khác, nhất là với hàng sản xuất tại thị trường mà Trung Quốc xuất khẩu vào. Chẳng hạn hàng dệt may của Trung Quốc xuất vào Mỹ, EU… sẽ không rẻ như trước đây, tạo cơ hội cạnh tranh cho hàng dệt may Việt Nam, Indonexia, Thái Lan… khi xuất vào Mỹ. Bản thân hàng dệt may sản xuất tại Mỹ cũng có cơ hội "phản đòn" với hàng Trung Quốc xưa nay vẫn làm mưa làm gió tại thị trường này bởi giá rẻ do chính sách đồng tiền yếu của Trung Quốc.
Tuy nhiên, với Việt
Trong quan hệ buôn bán Việt - Trung, chúng ta luôn ở thế nhập siêu. Sau3 năm gia nhập WTO, bình quân mỗi năm ta xuất sang Trung Quốc 4,5 tỷ USD nhưng nhập về bình quân mỗi năm khoảng 14,9 tỷ USD. Năm 2009, ta nhập siêu tới 11,53 tỷ USD và 5 tháng đầu năm nay ta nhập siêu hơn 5 tỷ USD từ Trung Quốc… Hàng nhập về chủ yếu là nguyên vật liệu, phụ liệu làm hàng xuất khẩu sang nước thứ 3 vì thế nếu NDT tăng thì đầu vào của sản phẩm xuất khẩu tăng theo và hàng Việt Nam vẫn khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc chứ chưa nói tới nước khác trên thị trường thế giới.
Hàng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc cũng không có lợi hơn vì đối tác sẽ yêu cầu giảm giá với lý do đồng NDT thay đổi tỷ giá nên cũng phải thay đổi giá bán. Nếu doanh nghiệp Việt
Hàng nhập từ Trung Quốc đương nhiên giá tăng, trong đó phần lớn là nguyên vật liệu, phụ liệu làm hàng xuất khẩu chỉ một phần nhỏ cho tiêu dùng. Tuy nhiên, phần sản xuất hàng tiêu dùng trong nước có chút lợi thế cạnh tranh hơn do giá hàng nhập tăng cao.
Một hệ quả nữa từ việc NDT tăng giá là Trung Quốc sẽ đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Việt