Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khi tình người được đánh thức

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Cầm trên tay tờ giấy chứng nhận của hội sau khi đã ủng hộ 450 thùng mỳ tôm, bác Nguyễn Văn Phụ nhà(Cầu Giấy-Hà Nội) mừng rỡ nói: “May mà mình đến sớm nên còn được đăng ký nhanh, chứ chỉ cần đến muộn một chút nữa thôi là phải chờ dài…”

KTĐT - Cầm trên tay tờ giấy chứng nhận của hội sau khi đã ủng hộ 450 thùng mỳ tôm, bác Nguyễn Văn Phụ nhà ở số 28 ngõ 91 Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy-Hà Nội) mừng rỡ nói: “May mà mình đến sớm nên còn được đăng ký nhanh, chứ chỉ cần đến muộn một chút nữa thôi là phải chờ dài…”

Từ khắp miền trên đất nước, những con người mang trong mình dòng máu Việt Nam đang dõi về khúc ruột miền Trung yêu dấu và gửi về đó những tình cảm sâu sắc nhất. Bằng những món quà vật chất nhỏ nhoi, mọi người dân Việt Nam đang chung giúp miền Trung vượt qua cơn hoạn nạn.

Khi tình người được đánh thức

Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam trong những ngày này luôn mang bầu không khí tất nập, vội vã bởi có đến cả hàng nghìn, hàng vạn người mang quà cứu trợ đến để gửi vào giúp đỡ miền Trung.

Không khí cả trụ sở dường như thay đổi hoàn toàn khi dòng người cứ nườm nượp đến để gửi quà ủng hộ. Tôi có mặt ở trụ sở Hội lúc 8h30 sáng, cớ ngỡ là đến sớm nhưng không ngờ đã có tới 5-6 chiếc xe ô tô chở đồ ủng hộ của khắp nơi đang chờ trực ở cổng để đợi dỡ đồ xuống.

Bước vào phòng tiếp nhận đồ cứu trợ có đến gần chục người đang trầu trực đến lượt mình đăng ký. Chị cán bộ chịu trách nhiệm ghi danh sách người ủng hộ tất bật và luôn tay trên hết gõ máy tình rồi ghi vào cuốn sổ. Dường như chị không còn một giây phút để nhìn lên xem có bao nhiêu người đang chờ.

Cầm trên tay tờ giấy chứng nhận của hội sau khi đã ủng hộ 450 thùng mỳ tôm, bác Nguyễn Văn Phụ nhà ở số 28 ngõ 91 Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy-Hà Nội) mừng rỡ nói: “May mà mình đến sớm nên còn được đăng ký nhanh, chứ chỉ cần đến muộn một chút nữa thôi là phải chờ dài…”

Bác Phụ là một cán bộ về hưu, lương của hai vợ chồng bác chưa đầy 4 triệu đồng. Với từng đó thu nhập hàng tháng lại sống giữa lòng thủ đô, cuộc sống của hai bác cũng không lấy đâu ra là dư giả.

“Nhưng thấy đồng bào mình bị bão lũ, có mấy đồng tiết kiệm tính là để đến khi nằm xuống còn có cái mà trang trải nhưng thấy đồng bào mình ở miền Trung khổ quá nên chả để dành nữa mang hết đi mua mỳ tôm gửi vào cho bà con…”

Số tiền để mua mỳ tôm giá trị của nó cũng ngót ngét hơn 32 triệu đồng, một số tiền không phải là nhỏ đối với hai người già đang sống nhờ vào đồng lương hưu. Tuy nhiên, bác Phụ còn động viên con cháu trong nhà mỗi người chung tay một ít để mua 1 tấn gạo để ủng hộ.

”Được cái mấy cháu nhà tôi nó làm doanh nghiệp nên cũng có một chút. Thấy mình mang ủng hộ đồng bào, chúng nó tham gia nhất nhiệt tình. Mấy đứa bảo nhau góp tiền mang mua 1 tấn gạo để gửi vào cho bà con. Mình chỉ nghĩ một miếng khi đói thật quý giá nên cũng muốn chia sẻ với mọi người miền Trung trong cơn hoạn nạn một chút dù là rất nhỏ bé…,” bác Phụ chia sẻ.

Không khí trên sân của trụ sở Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam lúc nào cũng tấp nập người ra kẻ vào, những chiếc ôtô cứ xếp hàng nối đuôi nhau để chờ đến lượt được dở đồ.

Anh bảo vệ của Hội cũng vất vả hơn mọi khi vì phải hướng dẫn cho những người mang qua đến. Người ủng hộ vật chất là quần áo, người thì bằng tiền… Mỗi người một cách ủng hộ khác nhau.

Anh cán bộ Hùng, (Ban tổ chức của Hội), trên tay đang bê 3 thùng mỳ tôm, khuôn mặt của anh đã lấm tấm mồ hôi dù trời đang ở  tiết thu khá mát mẻ, nói nhắt ngừng anh bảo “mấy ngày hôm nay, anh em cả hội ai lấy đều phải huy động ra bê hàng hết, bà con mang đến nhiều quá, đội tình nguyện làm không xuể…”

Tôi cùng tham gia vào đội dỡ đồ từ ôtô xuống. Cả khu sân trước là bãi gửi xe của Hội nhưng giờ đã không còn một chỗ trống bởi những đống đồ ủng hộ đã ken chật cứng.

Hết đoàn xe này vào rồi đoàn xe khác đến, đội dỡ đồ chúng tôi dường như không có một phút nghỉ ngơi. Nắng đã đứng bóng mà phía ngoài cổng vẫn còn vài chiếc xe đang xếp lượt, anh em trong tổ bảo nhau cố dỡ xuống rồi nghỉ một thể vì không muốn để người đến ủng hộ phải chờ lâu.

Một đồng cũng rất quý giá

Có một lần chứng kiến cảnh đồng bào ta mang quà đi ủng hộ tôi mới thấy hết được cái tình đồng bào lớn lao đến dường nào.

Không phải ai cũng có điều kiện như nhà bác Phụ để ủng hộ vài trăm thùng mỳ với cả tấn gạo, có những người đã bớt cả một phần tiền ăn của mình để gửi vào cho đồng bào miền Trung.

Thật cảm động khi có những em học sinh, đã mang những đồng tiền tiết kiệm nhỏ bé để gửi vào cho đồng bào miền Trung. “Cậu học sinh tên Trần Ngọc Bách học lớp 7 tại trường cấp 2 Lômônôxốp đã mang đến ủng hộ 235 nghìn. Ban đầu không ai nghỉ là có một cậu nhỏ đến ủng hộ nên khi cậu ta đăng ký ai lấy đều bất ngờ," một cán bộ tiếp nhận ủng hộ của Hội Chữ thập Đỏ cho biết.

Khi hỏi Bách tại sao có được số tiền đó thì em bảo “em tiết kiệm tiền ăn sáng được 135 nghìn, tính là để mua cái mũ giống Michael Jackson. Hôm trước bố lĩnh lương cho thêm 100 nữa thế là đủ  tiền mũ. Nhưng em xem tivi thấy mấy bạn ở miền Trung bị lũ cuốn cả sách vở nên em mang số tiền đó để ủng hộ các bạn.”

Trong những ngày này, hầu như các bàn điện thoại ở Hội Chữ thập Đỏ không lúc nào ngừng tiếng chuông vì người ở khắp nơi gọi về xin ủng hộ.

“Có rất nhiều người vì không thể mang tiền đến ủng hộ được nên đã gọi điện đến nhờ người của Hội đến lấy giúp..”, anh Hùng cho biết.

“Hôm trước có một bà cụ nhà ở khu Hạ Đình, gọi điện đến bảo là có 100 nghìn và vài bộ quần áo muốn ủng hộ. Chồng đã mất, con cái đều đi làm xa còn bản thân bà cụ thì chân đau không thể đi lại được nên muốn nhờ hội đến lấy giúp. Nhưng mọi người đều tất bật cả vẫn chưa ai đến lấy giúp được.”

Một cậu bé, đang ở tuổi ăn tuổi chơi vậy mà cũng đã biết đến sự chia sẻ đau thương tới đồng bào, thật là tự hào khi lòng dân tộc của những người Việt Nam chúng ta luôn biết chia sẻ và đùm bọc nhau đúng lúc.

Ngay cả nhưng em bé đang ở tuổi mầm non cũng muốn chung tay chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung. Trong số quà ủng hộ của Trường mầm non A Văn Điển (Hà Nội) thật cảm động thay khi có những hộp sáp màu đang dùng dở, những chiếc khen lăn nhỏ xíu của trẻ thơ rồi cả những con búp bê bằng bông nhỏ bé xinh xinh... Tất cả đều là tấm chân tình của những con người thủ đô gửi vào chia sẻ đồng bào miền Trung.

Rời Hội Chữ thập ỏ khi đèn phố đã lên từ lâu, bước ra cổng mà vẫn có một chiếc xe tải trở hàng đến ủng hộ. Tôi chia tay mọi người và nhận địa chỉ của bà cụ ở khu Hạ Đình và một số nơi khác để đến mang giúp quà về Hội gửi vào miền Trung…/.