Ngân hàng hút vốn bằng tăng lãi
Hiện, mặt bằng lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng không có nhiều khác biệt, trung bình vào khoảng 5 - 5,5%/năm…, mức tăng chủ yếu ở các kì hạn dài.Ngân hàng đưa ra lãi suất tiền gửi dài hạn trên 12 tháng cao là Vietcapital Bank lên tới 8,6%/năm với các kỳ hạn 24 - 60 tháng, còn lại các ngân hàng BacABank và NCB, Vietcapital Bank mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng ở 8%; hay NamABank là 7,9%; OCB niêm yết 7,8%...
Tại một số ngân hàng, thông qua chứng chỉ tiền gửi, có thể áp dụng lãi suất huy động khá cao. Việt Á công bố lãi suất kỳ hạn 24 tháng lên tới 9,1%/năm. SHB đưa ra lãi suất các kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng lần lượt 8,6%/năm, 8,7%/năm và 8,8%/năm… Maritimebank cũng đã giới thiệu một loại chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao hơn tới 30% so với lãi suất tiền gửi thông thường của ngân hàng này là 6,8%, 7,3% và 7,7% cho các kỳ hạn 6, 12 và 18 tháng.Hầu hết các ngân hàng đã tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi, đặc biệt là đối với các kỳ hạn dài, để cải thiện tính thanh khoản. Theo một lãnh đạo NHNN, nguyên nhân các ngân hàng điều chỉnh lãi suất do các khoản tiền gửi tiết kiệm dưới 6 tháng hiện nay vẫn bị NHNN quản lý bằng áp trần lãi suất 5,5%/năm. Còn lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở lên được thả nổi nên các NHTM có thể thỏa thuận lãi suất cao hơn so với lãi suất công bố.Bên cạnh tăng lãi suất, các ngân hàng còn tặng quà, hoàn tiền khi giao dịch trực tuyến, để kích cầu khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Ngân hàng Bảo Việt tổ chức chương trình khuyến mãi lớn nhất trong năm mang tên "Amazing Summer", ưu đãi dành cho tất cả khách hàng giao dịch từ ngày 15/5 - 14/8; Vietbank triển khai chương trình khuyến mãi "Sống trọn hè vui" từ ngày 20/5 - 17/8 dành cho khách hàng tham gia gửi tiết kiệm, tổng giá trị khuyến mãi lên đến 6 tỷ đồng; VIBbank với hơn 3.000 phần quà tổng trị giá 5 tỷ đồng. Tại một số ngân hàng khác, khách hàng còn nhận thêm mã số dự thưởng để tham gia quay số trúng giải đặc biệt như xe ô tô, các chuyến đi du lịch trong và ngoài nước…Lãi suất cho vay chịu sức ép lớnNguyên nhân chính khiến một số ngân hàng đẩy lãi suất huy động dâng cao là nhằm tăng sức cạnh tranh để hút dòng tiền nhàn rỗi trong dân, đặc biệt ở các ngân hàng nhỏ. Một phần cũng bởi một số ngân hàng có nhu cầu huy động vốn ở kỳ hạn dài nhằm cơ cấu lại nguồn tiền gửi, đáp ứng tiêu chí an toàn vốn theo quy định của NHNN. Các ngân hàng thương mại (NHTM) gia tăng huy động vốn để tài trợ cho tín dụng khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung hạn và dài hạn đã giảm xuống từ đầu năm nay. Chủ trương nhất quán của NHNN là hỗ trợ DN, tăng trưởng kinh tế. Các NHTM phải tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ cho DN. Song diễn biến của lãi suất huy động trên thị trường thời gian qua đã làm dấy lên không ít lo ngại về việc lãi suất cho vay có thể sẽ bị điều chỉnh tăng trong thời gian tới, nhất là các khoản cho vay trung dài hạn, cho vay tiêu dùng cá nhân, vay mua bất động sản… Thực tế lãi suất cho vay mua nhà đang dần được đẩy lên tới 11,5 - 13,5%/năm gây áp lực không nhỏ trong việc trả nợ, nhất là với những người vay mua nhà vài năm trước đây. Tổng nợ xấu hệ thống ngân hàng vẫn khả quan nhưng tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng vẫn tăng dù kết quả lợi nhuận năm qua khá khả quan khiến lãi suất khó có thể giảm thêm trong năm nay. Bên cạnh đó, mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm 2019 dưới 4% khá nặng. Khi lạm phát tăng, tỷ giá tăng sẽ là áp lực khiến lãi suất huy động khó giảm so với năm 2018. “Thông thường, lãi suất đầu vào tăng thì lãi suất cho vay khó có thể đứng im được vì các ngân hàng buộc phải giữ biên lợi nhuận tối thiểu, nếu không sẽ kéo sụt lợi nhuận" - TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Với đặc thù nhu cầu vốn đầu tư trung dài hạn còn phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng, trong khi tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn của các NHTM vẫn đang ở mức cao thì rất khó để giảm lãi suất huy động. Ưu tiên mục tiêu ổn định mặt bằng lãi suất, thay vì tạo áp lực bắt buộc giảm lãi suất với hệ thống NTTM và các tổ chức tín dụng. TS. Lương Văn Khôi - Phó Giám đốc Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia |