Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chứng khoán 9/5

Khối ngoại xả ròng đột biến gần 2 nghìn tỷ đồng, VN-Index đứt mạch tăng

Hương Trang
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thị trường hôm nay tiếp tục chứng kiến mức xả ròng đột biến của khối ngoại. Kết phiên hôm nay, VN-Index chững lại giảm nhẹ điểm, không thể vượt qua vùng kháng cự 1.250 điểm.

Khối ngoại xả ròng 1,7 nghìn tỷ đồng, VN-Index đứt mạch tăng

Kết phiên giao dịch hôm nay, VN-Index giảm 1,82 điểm, tương ứng mức 1.248,64 điểm. Toàn sàn có 201 mã tăng giá, 67 mã tham chiếu và 241 mã giảm giá.

Thanh khoản toàn thị trường sụt giảm so với hôm qua, chỉ đạt 22,6 nghìn tỷ đồng trên toàn thị trường.

Tác động mạnh đến sự đi xuống của thị trường là GAS khi lấy đi 0,71 điểm từ chỉ số VN-Index; tiếp đến là VCB (gần 0,7 điểm ), VNM (hơn 0,65 điểm), BID (0,41 điểm).
Ở chiều ngược lại, BCM có vai trò tích cực trong việc giúp thị trường không giảm thêm khi đóng góp 0,943 điểm vào chỉ số VN-Index; ngoài ra còn có các mã HVN, CTG, VPB…

Dòng tiền đổ dồn về nhóm dầu khí khiến hàng loạt mã tăng mạnh như: GAS tăng 1,44%, OIL tăng 2,11%, BSR tăng 2,12%, TOS tăng 2,52%, PLX tăng 3,36%, PVD tăng 3,44%, PVC tăng 4,86%, PVS tăng 5,39%, POS tăng 8,43%, PVB tăng 9,8%.

Bên cạnh dầu khí, dệt may cũng là ngành hút dòng tiền rất mạnh, hệ quả là nhiều mã vọt lên như TCM tăng 2,68%, TNG tăng 3,21%, STK và MSH tăng kịch trần.

Thép, hoá chất và bán lẻ mặc dù ghi nhận sự chững lại của dòng tiền nhưng so với các ngành còn lại, vẫn nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ phía các nhà đầu tư.
Hai ngành lớn là bất động sản và ngân hàng giao dịch tương đối ảm đạm. Một số mã biến động trên 1% tại nhóm ngân hàng có thể kể đến: SHB tăng 2,15%, EIB tăng 1,41%; VPB giảm 1,33%. Ở nhóm bất động sản là các mã như: DIG tăng 2,69%, HDG tăng 1,86%, TCH tăng 1,66%, QCG tăng 1,78%, DPG tăng kịch trần trong khi NVL giảm kịch sàn, PDR giảm 1,63%, VPI giảm 1,18%, SJS giảm 2,22%.

Diễn biến thị trường hôm nay
Diễn biến thị trường hôm nay

Nhóm cổ phiếu nông nghiệp, thủy sản đa phần đã hạ nhiệt so với cuối phiên sáng, với AGM +4,2% lên 5.180 đồng, ACL +4,1% lên 12.850 đồng, FMC +3,5% lên 53.600 đồng, các mã HSL và VHCM chỉ còn nhích hơn 2%, IDI tăng 1,7%...

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là nhà đầu tư nước ngoài đã có phiên thứ hai liên tiếp xả hàng với giá trị bán ròng đều trên nghìn tỷ. Biên độ hôm nay đạt hơn 1,7 nghìn tỷ đồng, mức lớn nhất kể từ cuối tháng 3.

Trong đó, VHM là mã bị xả hàng nặng nề nhất với giá trị bán ròng hơn 1,2 nghìn tỷ đồng. Ngoài mã này, khối ngoại xả ròng khoảng 450 tỷ đồng nữa ở các cổ phiếu còn lại. Đáng kể có DGC -137,9 tỷ, VHC -101 tỷ, TCB -67,6 tỷ, HDB -64,1 tỷ, VCI -61,6 tỷ, DIG -39,2 tỷ, DBC -30,2 tỷ… Phía mua có HVN +215,1 tỷ, MWG +110,1 tỷ, HPG +87,1 tỷ, PVT +43,9 tỷ, TCH +33,1 tỷ.

FRT liên tiếp lập đỉnh mới

FRT đang tăng mạnh với 3,08%. Cổ phiếu bán lẻ đã tăng một mạch 25% trong vòng 3 tuần, tiếp tục leo lên đỉnh mới ở mức giá 167.000 đồng/cp. Trong chưa đầy một năm, FRT đã tăng đến 215%, một tỷ lệ đáng mơ ước của bất kỳ “chứng sĩ” nào.

Dù năm 2023 doanh nghiệp báo lỗ ròng nhưng kết quả quý 1 cho thấy sự tích cực nhất định. Có lẽ thị trường trông chờ vào sự hồi phục mạnh ngành bán lẻ, và cả triển vọng công ty con Dược Phẩm Long Châu tiếp tục mở rộng hệ thống nhà thuốc, duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu.

Trong quy 1/2024, doanh thu thuần và LNST công ty mẹ của FRT ghi nhận 9.042 tỷ đồng (hoặc 377 triệu USD, +4% QoQ, +16,6% YoY) và 39 tỷ đồng (lỗ ròng quý 1/2023: -5 tỷ đồng), tương ứng. Điều này đến từ kết quả kinh doanh tốt hơn mong đợi của Long Châu trong khi FPT Shop thu hẹp khoản lỗ ròng nhờ biên lợi nhuận gộp được cải thiện, đạt 13,4% (+393 bps YoY, +198 bps QoQ).