Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khơi thông dòng chảy để tiêu thoát lũ tại Chương Mỹ

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tính đến thời điểm hiện tại, cơn bão số 3 chưa gây thiệt hại kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Tuy nhiên, qua kiểm tra, phát hiện kênh Thập Cửu có điểm chặn dòng chảy, đã kịp thời khơi thông dòng chảy để tiêu thoát lũ.

Theo Báo cáo nhanh số 464 của UBND huyện Chương Mỹ về tình hình mưa bão và công tác chỉ đạo ứng phó với cơn báo số 3, tính đến thời điểm 17h ngày 3/8, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn huyện có gió mạnh. Lượng mưa, mực nước sông hồ đo được từ 1 - 3/8 như sau: Sông Bùi đoạn qua Trí Thủy 135,5mm, hỗ Miễu 101mm, Đồng Sương 163,5mm, Chúc Sơn 201mm…
 
Về tình hình ngập úng, theo báo cáo của Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển thủy lợi Chương Mỹ (thời điểm báo cáo 17h ngày 3/8) trên địa bàn hyện không có các điểm úng ngập; diện tích lúa và hoa màu bình thường, chưa có thiệt hại; đã vận hành trạm bơm tiêu An Sơn (5 máy x 4.000m3/h).
Tình hình an ninh trật tự ổn định, không xảy ra các sự cố về điện phục vụ đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện.
Ngày 3/8, lãnh đạo huyện và các phòng chuyên môn đã đi kiểm tra các trạm bơm tiêu, các công trình xử lý cấp bách trên địa bàn, đã chỉ đạo các Ban Quản lý dự án sự cố đê điều, thủy lợi trên địa bàn; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện; Ban Duy tu các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội dừng ngay việc thi công các công trình đang thi công trên địa bàn huyện; chuẩn bị đủ lực lượng, vật tư, máy móc, trang thiết bị, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”, chỉ đạo các đơn vị triển khai phương án đảm bảo an toàn công trình.
Một đoạn đê xung yếu đang được gia cố sẵn sàng ứng phó với bão. Ảnh: Kim Thoa
Đặc biệt qua kiểm tra, phát hiện kênh Thập Cửu có điểm chặn dòng chảy để phục vụ thi công chưa được khơi thông, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ đã kịp thời chỉ đạo Ban Quản lý dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức khơi thông dòng chảy để tiêu thoát lũ. Đồng thời chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai phương án phòng chống thiên tai đã xây dựng và khác phục các sự cố thiệt hại do bão gây ra (nếu có).
Yêu cầu, tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, đề phòng mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét có thể xảy ra; phân công cán bộ trực 24/24h; thống kê diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại (nếu có); triển khai phương án bảo đảm an toàn các công trình, tài sản của Nhà nước và nhân dân, đặc biệt là các công trình đang xây dựng; thống kê các công trình bị hư hỏng, số cây bị gẫy đổ (nếu có) do ảnh hưởng của mưa bão gây ra.