Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Không luật hoá quyền dùng mạng xã hội của nhà báo

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đề xuất “phóng viên, nhà báo không được sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền trái với tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí” đã không được đưa vào Luật báo chí (sửa đổi).

Ngày 5/4, Quốc hội nhất trí thông qua Luật báo chí (sửa đổi) với 442 đại biểu tán thành - chiếm 89%. Luật giữ nguyên 13 hành vi bị cấm như dự thảo và không đề cập nội dung cấm nhà báo sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền trái với tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí.

Trước đó, trong phiên thảo luận tại hội trường về dự án luật này, đại biểu Hà Minh Huệ (Bình Thuận) đề nghị bổ sung quy định trên. Hồi âm ý kiến này, báo cáo giải trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trước khi Quốc hội bấm nút thông qua nêu rõ: 

UBTV Quốc hội nhận thấy, đây là quyền tự do ngôn luận của công dân đã được hiến định nên không thể đưa nội dung này vào dự thảo Luật. Trường hợp thấy cần thiết phải quản lý những hoạt động trên, cơ quan báo chí có thể quy định nội dung này tại quy chế hoạt động của cơ quan báo chí đó.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Về ý kiến đề nghị bổ sung quy định phóng viên, nhà báo không được sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền trái với tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí. UBTV Quốc hội nhận thấy, đây là quyền tự do ngôn luận của công dân đã được hiến định nên không thể đưa nội dung này vào dự thảo Luật. Trường hợp thấy cần thiết phải quản lý những hoạt động trên, cơ quan báo chí có thể quy định nội dung này tại quy chế hoạt động của cơ quan báo chí đó. 

Liên quan đến các quy định về nhà báo, trước ý kiến cho rằng dự thảo Luật chưa quy định về quyền khai thác thông tin của nhà báo, UBTV Quốc hội giải trình: Hoạt động khai thác thông tin của nhà báo bao gồm hoạt động chủ động lấy tin, bài của nhà báo và trách nhiệm của cơ quan tổ chức cung cấp thông tin cho nhà báo. 

Dự thảo Luật đã có một số điều quy định về vấn đề này, cụ thể, điều 13 quy định hoạt động báo chí và nhà báo được Nhà nước bảo hộ; điều 25 quy định nhà báo có quyền được khai thác và cung cấp thông tin; được đến cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức phải cung cấp cho nhà báo tư liệu, tài liệu; được hoạt động báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai, được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp, được liên lạc trực tiếp với những người có liên quan để lấy tin, phỏng vấn. 

Ngoài ra, điều 9 quy định cấm hành vi cản trở nhà báo, phóng viên trong quá trình tác nghiệp, khai thác lấy tin, bài; điều 38 có quy định cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm phải cung cấp thông tin cho báo chí… Ngoài ra còn một số điều khác quy định liên quan đến các hình thức khai thác thông tin của nhà báo.

Theo luật mới, nhà báo được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

Với luật mới, điều kiện cấp thẻ nhà báo đã giảm  thời gian công tác từ “3 năm” xuống còn “2 năm” đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu.