Không nên hành chính hóa công tác thi đua, khen thưởng

Trần Thảo
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 30/8, UBND TP Hà Nội tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 1/6/2017 của UBND TP về khắc phục những tồn tại, hạn chế; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng (TĐKT) trên địa bàn TP.

Tham dự có Phó Trưởng ban TĐKT T.Ư Phạm Huy Giang; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu.
 Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu phát biểu tại hội nghị.
Phó trưởng ban TĐKT TP Đinh Việt Thắng cho biết, thời gian qua, việc triển khai các phong trào thi đua đã được đổi mới về nội dung, hình thức, bám sát các nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, khâu yếu, việc khó của TP và của mỗi địa phương, đơn vị; đăng ký các mô hình, giải pháp thực hiện của đơn vị trong năm 2018; xây dựng tiêu chí chấm điểm để làm căn cứ đánh giá, bình xét năm. Việc xét, khen thưởng và đề nghị khen thưởng của các đơn vị đã quan tâm nhiều hơn người lao động trực tiếp, sản xuất, khen tập thể nhỏ, khen thưởng thành tích đột xuất... Ban TĐKT triển khai Cuộc thi viết về gương ĐHTT, NTVT trong phong trào thi đua yêu nước TP năm 2018; đã có 2.309 bài dự thi tham dự; 507 tập thể, cá nhân được TP khen thưởng…
Bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Công tác TĐKT chưa tập trung, còn mang tính hình thức. Một số phong trào thi đua vẫn chưa có nội dung tiêu chí cụ thể, chưa tổ chức chỉ đạo điểm, chưa chú trọng đến công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào thi đua. Công tác phát hiện nhân tố mới, điển hình mới để khen thưởng còn thiếu tính chủ động…
 Phó Trưởng ban TĐKT T.Ư Phạm Huy Giang phát biểu tại hội nghị.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, Phó Trưởng ban TĐKT T.Ư Phạm Huy Giang cho rằng, cần tiếp tục tập trung làm tốt công tác tuyên truyền về tư tưởng thi đua ái quốc Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời có tiếng nói của Thủ đô , góp phần quan trọng trong sửa đổi Luật TĐKT. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác TĐKT.
Lưu ý những việc cần làm thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu yêu cầu các đơn vị cần khen thưởng một các thiết thực, đúng người, đúng việc; cần quán triệt chỉ thị 34 về đổi mới công tác TĐKT. Không nên hành chính hóa công tác thi đua, khen thưởng. Đặc biệt, phải phát hiện công tác, bồi dưỡng, tổng kết nhân điển hình tiên tiến. Trong đó, chú trọng những tấm gương trong cuộc sống hàng ngày được báo chí truyền thông khen gợi như những tấm gương về công tác PCCC, cứu hộ cứu nạn; tấm gương về phòng chống thiên tai,... Đây là những tấm gương cần phải khen thưởng sớm, đột xuất, động viên kịp thời.
 Quang cảnh hội nghị.

Cùng với đó, Phó Chủ tịch Thường trực cũng yêu cầu các đơn vị, khối quận, huyện rà soát các tấm gương trong tất cả các lĩnh vực; cần khen thưởng những sáng tạo, sáng kiến trong sản xuất kinh doanh, trong quản lý Nhà nước. “Tuyên truyền về nhiều hoạt động đẹp nhân ái giúp đỡ người nghèo, người yếu thế, người bệnh... Để nhân rộng hành động cao đẹp, dũng cảm và tạo nên làn sóng để nhiều người cùng học tập rèn luyện”, Phó Chủ tịch Thường trực nói.
Về công tác chuyên môn, Phó chủ tịch Thường trực yêu cầu, những cán bộ làm TĐKT cần sáng tạo, tích cực tham gia hội thảo, lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Việc tổng hợp báo cáo về TĐKT cần ngắn ngọn, thiết thực tránh hình thức.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần