70 năm giải phóng Thủ đô

Không thuyết phục được DN, Trung Quốc đình chỉ đội chống tham nhũng của G20

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trung Quốc đã tạm ngừng hoạt động của đội đặc nhiệm chống tham nhũng thuộc nhóm 20 nền kinh tế phát triển (G20) sau khi giữ vị trí chủ tịch luân phiên nhóm này.

Đội đặc nhiệm chống tham nhũng là một phần trong khuôn khổ Đối thoại các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của 20 nước thành viên G20 - Business 20 (B20) và có trách nhiệm đưa ra các chính sách tăng cường minh bạch của các tổ chức tài chính nước ngoài.

Quyền điều hành nhóm B20 và những ủy ban liên quan như đội đặc nhiệm chống tham nhũng thuộc về các công ty từ quốc gia đảm nhiệm vị trí Chủ tịch G20. Tuy nhiên, bộ phận này đã bị tạm ngưng hoạt động vào hồi tháng 1/2016 sau khi đại diện Trung Quốc từ chối tham gia, theo nguồn tin của Reuters.
Năm ngoái quyền điều hành B20 thuộc về doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm ngoái quyền điều hành B20 thuộc về doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ.
Đại diện đội đặc nhiệm này khẳng định, quyết định này của Bắc Kinh sẽ kéo lùi nỗ lực triệt phá những công ty bình phong che giấu hoạt động trốn thuế trên toàn cầu.
Trung Quốc là một trong những quốc gia chịu nhiều áp lực nặng nề trong việc chia sẻ dữ liệu kể từ khi bê bối “Hồ sơ Panama” nổ ra. Hơn 11,5 triệu tài liệu từ hãng luật Panama – Mossack Fonseca cho thấy phương thức trốn thuế, rửa tiền của giới doanh nghiệp và giới chức giàu có trên thế giới thông qua hàng ngàn công ty bình phong. Tài liệu này được đăng tải trên trang báo Đức Sueddeutsche Zeitung và hơn 100 tờ báo quốc tế khác.
Trung Quốc - nước chủ nhà của Cấp cao G20 năm nay đã phải đình chỉ đội đặc nhiệm chống tham nhũng trong khuôn khổ B20.
Trung Quốc - nước chủ nhà của Cấp cao G20 năm nay đã phải đình chỉ đội đặc nhiệm chống tham nhũng trong khuôn khổ B20.
Ủy ban nhà nước về thúc đẩy thương mại quốc tế Trung Quốc (CCPIT), có trách nhiệm chọn đơn vị dẫn đầu nhóm B20 năm nay, không giải trình về việc này, cũng như không trả lời email, fax và các cuộc điện đàm liên quan.
Giới chức từng góp mặt trong nhóm B20 cho biết, CCPIT không thể thuyết phục được bất kỳ tập đoàn Trung Quốc nào trong tổng số 150.000 DN quốc doanh được xếp vào bậc “hoạt động hiệu quả” ở nước này để tham gia điều hành B20 năm nay.

Trung Quốc đã nỗ lực kêu gọi hợp tác quốc tế trong quá trình theo dấu và dẫn độ những quan chức tham nhũng trốn sang nước ngoài, kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng chiến dịch chống tham quan tận gốc 3 năm trước. Tuy nhiên, các quốc gia phương Tây tỏ ra “ngần ngại” trong việc này, nhất là khi các tổ chức nhân quyền cho rằng Trung Quốc chưa đưa ra bằng chứng phạm tội cụ thể khi bắt giữ và dẫn độ.