Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khuyến nghị của doanh nghiệp về thị trường lao động

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - “Đã có nhiều báo cáo về thị trường lao động, tuy nhiên đây là báo cáo phản ánh...

Kinhtedothi - “Đã có nhiều báo cáo về thị trường lao động, tuy nhiên đây là báo cáo phản ánh tiếng nói của cộng đồng DN về các chính sách và chiến lược phát triển nguồn lao động của Nhà nước như góp ý sửa đổi hệ thống pháp luật về lao động, phát triển quan hệ lao động, định hướng và tham gia nâng cao chất lượng kỹ năng lao động”.

Đây là khẳng định của TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Lễ ra mắt Dự án xây dựng Báo cáo Thị trường lao động thường niên của VCCI diễn ra sáng 4/3 tại Hà Nội.

 
TNHH Samsung Electronics Việt Nam, Khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. 	Ảnh: Thanh Hải
TNHH Samsung Electronics Việt Nam, Khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Thanh Hải
Theo các chuyên gia kinh tế, phát triển kỹ năng lao động là yếu tố then chốt để chuyển đổi thành công cơ cấu kinh tế, để các DN Việt Nam tạo được nhiều giá trị gia tăng hơn trong chuỗi sản xuất toàn cầu cũng như tạo ra lực hút mới cho đầu tư nước ngoài. Trong các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng năng suất lao động (NSLĐ) thì vấn đề phát triển kỹ năng lao động đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy, thời gian qua, NSLĐ của Việt Nam tăng rất chậm so với tốc độ tăng tiền lương: NSLĐ tăng 4,1%, trong khi tiền lương tăng 12,6%. Có thể thấy, khi NSLĐ không tăng trưởng tương đương với tiền lương thì sẽ là một rào cản lớn đối với sự phát triển của DN trong nước và làm mất đi sức thu hút đối với đầu tư nước ngoài. Trao đổi với PV báo Kinh tế & Đô thị, ông Lộc cho biết, nếu trong vài năm tới, NSLĐ của người Việt không tăng từ 1,5 – 2 lần thì nguy cơ nền kinh tế rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” là rất rõ. Do đó, ngay từ bây giờ, các DN phải cùng cơ quan quản lý Nhà nước chung tay để xây dựng phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

Đánh giá về xu thế việc làm của Việt Nam trong thời gian tới, ông William Smith - chuyên gia thuộc Viện Phát triển hải ngoại London cho rằng, nhu cầu lao động trong các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, đặc biệt là ngành điện tử, dệt may của Việt Nam đang tăng mạnh. Điều này được giải thích là do lợi ích tiềm ẩn từ Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với các ngành xuất khẩu. Tiếp đến là việc nhiều công ty đa quốc gia đang dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc tới Việt Nam, trong khi nhiều DN Trung Quốc cũng chuyển vốn đầu tư sang Việt Nam để hưởng các lợi ích từ TPP... Bên cạnh đó, lĩnh vực công nghệ thông tin, dịch vụ cũng đang tạo ra và cần rất nhiều lao động. Tuy nhiên, ông Smith cũng đồng tình cho rằng, càng ngày đòi hỏi về trình độ kỹ năng tay nghề, kỹ năng “mềm” (như quản lý, làm việc nhóm, giao tiếp, ngoại ngữ...), kỷ luật ngày càng cao. Các DN trong nước và nước ngoài khi đến Việt Nam tuyển dụng đều đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự đáp ứng đủ các tiêu chí kể trên. Đáng nói là điều này không chỉ diễn ra đối với Việt Nam mà ở nhiều nước châu Á cũng gặp phải thách thức này. 
Dự án xây dựng Báo cáo Thị trường lao động thường niên của VCCI sẽ được thực hiện song song với Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và công bố vào tháng 12 hàng năm, đồng thời sẽ vinh danh các DN có điển hình tốt về lao động.

Trước bối cảnh trên, Báo cáo Thị trường lao động thường niên của VCCI sẽ phân tích và đánh giá các vấn đề lao động chính có ảnh hưởng tới DN như độ khó trong tuyển dụng lao động, chất lượng kỹ năng lao động, quan hệ lao động, những bất cập trong việc thực hiện các chính sách và pháp luật về lao động, chi phí lao động và tương quan với NSLĐ. Ngoài ra, mỗi năm, Báo cáo sẽ khảo sát và phân tích một vấn đề đang được cộng đồng DN quan tâm nhằm đưa ra các khuyến nghị chính sách chi tiết nhất. Báo cáo năm 2015 sẽ tập trung vào vấn đề kỹ năng lao động và mối tương quan với NSLĐ.