Theo ông Ly, để việc này đi vào thực tế thì chỉ mình VPF cố gắng thôi là chưa đủ. “Cần có sự phối hợp giữa VFF, VPF và các đội bóng mới đưa ra được quyết sách lớn”, ông Ly nhấn mạnh.
Thưa ông, có thông tin cho rằng, mùa giải vừa qua, VPF vẫn chưa thể tiến hành kiểm tra doping với các cầu thủ. Ông có thể xác nhận thông tin này?
- Tôi thừa nhận là có chuyện đó. Nhưng căn nguyên của điều này do VPF được thành lập một cách gấp rút, mới chỉ chú trọng đến vai trò điều hành, tổ chức giải mà chưa đủ thời gian, nhân lực và cơ chế để lo những mảng việc khác, trong đó có kiểm tra doping.
.
Phải chăng, việc kiểm tra doping ở Việt
- Thực sự, đây là vấn đề nhạy cảm và cũng không hề đơn giản. Trước đây, khi lấy mẫu xét nghiệm doping, Viện Khoa học TDTT phải gửi ra nước ngoài phân tích và đợi kết quả chứ không thể tự làm. Tôi cũng nghe nói đến việc Việt
Vì tốn kém và chưa đủ trang thiết bị kiểm tra nên bóng đá Việt
- Không hẳn là vậy. Chúng ta phải hiểu thế này, các nước, hoạt động kiểm tra doping được tiến hành một cách có trình tự, không phải cầu thủ nào cũng phải kiểm tra doping. Thường những đội bóng vô địch mới phải kiểm tra doping. Mà khi kiểm tra chỉ lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên một vài trường hợp thôi. Cái mà tôi muốn nói ở đây chính là việc, bóng đá Việt
Dư luận đang tự hỏi rằng, sau rất nhiều sự cố, liệu từ mùa giải mới, công tác kiểm tra doping sẽ được tiến hành?
- Cái này tôi chưa thể nói trước được. Không phải cứ nhìn cây là thấy rừng, bởi, VPF thực chất chỉ là đơn vị thành viên của VFF. Chúng tôi phải thực thi các chủ trương từ VFF. Tất nhiên, với tư cách là đơn vị tổ chức giải, chúng tôi cũng có trách nhiệm ở vấn đề này. Tôi nghĩ, đã đến lúc VFF, VPF và các đội bóng cần ngồi lại với nhau để đề ra một chủ trương lớn. Chúng ta sẽ kiểm tra doping ở mức độ nào, phạm vi ra sao, cách thức thế nào? Vấn đề này cần phải bàn thảo một cách kỹ lưỡng vì nếu không có được sự đồng thuận từ T.Ư đến địa phương rất khó để loại bỏ doping ra khỏi đời sống bóng đá.
Xin cảm ơn ông!