Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt mức kỷ lục

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chế biến tôm xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mặc dù nguồn thu từ xuất khẩu cá tra khó hồi phục và xuất khẩu cá ngừ và các loại hải sản khác có thể thấp hơn so với năm ngoái nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong năm 2013 có thể sẽ đạt trên 6,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2012, nhờ sự gia tăng chủ yếu của mặt hàng tôm.
Chế biến tôm xuất khẩu.
Kinhtedothi - Chế biến tôm xuất khẩu.
VASEP cho biết với sự gia tăng mạnh mẽ của mặt hàng tôm, nhất là tôm chân trắng tăng gấp hơn 3 lần cũng như sự phục hồi nhẹ của mặt hàng cá tra (tăng 6,4%) và mực, bạch tuộc (tăng gần 7%), kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 10/2013 đã đạt mức kỷ lục 776 triệu USD, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây cũng là tháng kim ngạch xuất khẩu tôm đạt mức kỷ lục 404 triệu USD, tăng gần 74%, trong đó tôm chân trắng vượt xa tôm xú và đạt 229 triệu USD, chiếm gần 57% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm, tôm sú đạt 153 triệu USD, chiếm 37,8%.

Để đạt được kết quả trên, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm trong nước đã nỗ lực tìm giải pháp nhập khẩu nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu để tận dụng tình trạng thiếu hụt nguồn cung tôm trên thị trường thế giới do dịch bệnh EMS.

Không giống như tôm, xuất khẩu cá tra vẫn trong tình trạng hồi phục chậm. Hoạt động xuất khẩu chỉ hồi phục nhẹ vào tháng 3 và 4, và đạt mức cao nhất vào tháng 5 do vào thời điểm sau Hội chợ Boston và Hội chợ Bỉ, giá cá tra tăng nhẹ. Sự sụt giảm nhu cầu kéo dài tại các thị trường nhập khẩu cá tra chính, nhất là Liên minh châu Âu (EU), đã khiến cho người nuôi và doanh nghiệp chật vật. Nhiều hộ nuôi bỏ ao, giá cá và nguồn nguyên liệu cá cho chế biến bấp bênh. Thống kê của VASEP cho thấy xuất khẩu cá tra trong 9 tháng đạt gần 1,3 tỷ USD, giảm 1,4%.

Ngoài ra, xuất khẩu cá ngừ và cá biển năm nay cùng có xu hướng chững lại và giảm nhẹ so với năm ngoái do lượng tồn kho cá ngừ của thị trường tiêu thụ EU, Nhật Bản tăng cao sau khi tăng mạnh nhập khẩu vào năm ngoái.

Hơn nữa, yêu cầu về chất lượng của các thị trường cao hơn, trong khi nguồn cá ngừ nguyên liệu để chế biến xuất khẩu không đủ. Tính đến hết tháng 10, tổng xuất khẩu cá ngừ giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước.