Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kinh tế 5 tháng và những vấn đề đặt ra

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Nhìn một cách tổng quát, kinh tế 5 tháng đầu năm 2013 có một số điểm sáng về kiềm chế lạm phát, tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài…

Tuy nhiên, tình trạng của các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện mạnh dù lãi suất đã giảm mạnh; thu, chi ngân sách gặp nhiều khó khăn…
CPI sau 5 tháng mới tăng 2,35%, là tốc độ tăng thấp nhất so với cùng kỳ của 3 năm trước đó (2010 tăng 4,55%, 2011 tăng 12,01%, 2012 tăng 2,77%). Nếu cùng kỳ năm 2012 so với mục tiêu cả năm, CPI bằng 40,7% (2,77% so với 6,81%), thì 5 tháng này so với chỉ tiêu kế hoạch cả năm (2,35% so với 6-6,5%) mới bằng 36,2-29,2%.

Kinh tế 5 tháng và những vấn đề đặt ra - Ảnh 1
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Đáng lưu ý, nhờ giá lương thực tiếp tục giảm và giá thực phẩm tiếp tục tăng thấp, trong khi chi tiêu cho lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất, nên người tiêu dùng nói chung và người nghèo, người có thu nhập thấp nói riêng cũng đỡ khó khăn hơn.

Song, lạm phát chậm lại cũng gây ra một số hiệu ứng phụ, nhất là đối với sản xuất kinh doanh gặp khó khăn ở cả đầu vào và đầu ra. Ở đầu vào, tăng trưởng tín dụng đã trở lại và cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn còn thấp và thấp xa so với tốc độ tăng huy động.

Ở đầu ra, sản xuất công nghiệp 5 tháng đã tăng cao hơn tốc độ tăng của 4 tháng (5,2% so với tăng 5%), công nghiệp chế biến - ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn ngành công nghiệp - đã tăng cao hơn toàn ngành (tăng 5,5% so với 5,2%) và ngành sản xuất, phân phối điện tăng cao hơn nữa (8,9%). Chỉ số tiêu thụ tăng cao hơn chỉ số sản xuất và tốc độ tăng tồn kho chậm lại nhưng vẫn còn cao, gấp nhiều lần tốc độ tăng của sản xuất.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 5 tháng đầu năm nay đã tăng so với cùng kỳ năm trước cả về lượng vốn đăng ký (đạt 8,52 tỷ USD, tăng 8,9%), cả về lượng vốn thực hiện (đạt 4,6 tỷ USD, tăng 1,6%). Đáng chú ý, vốn đăng ký bổ sung tăng cao hơn và chiếm tỷ trọng cao hơn cùng kỳ (40,1% so với 38,4%).

Quy mô vốn đăng ký bình quân 1 dự án cấp mới trong kỳ này cao hơn cùng kỳ năm trước (12,8 triệu USD so với 9,9 triệu USD), trong đó có một số dự án có quy mô lớn, như dự án Công ty TNHH Samsung Việt Nam ở Thái Nguyên hơn 2 tỷ USD, chiếm 39,6% tổng lượng vốn đăng ký mới; dự án Công ty TNHH BusIndustrial Center ở Bình Định 1 tỷ USD...

Theo ngành kinh tế, vốn tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến (89,2%); ngành kinh doanh bất động sản chiếm 4,5% và các ngành còn lại chiếm 6,3%.

Xuất khẩu 5 tháng đạt 49,9 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tuy tăng chậm lại (15,1% so với 16%), nhưng vẫn cao gấp rưỡi tốc độ tăng theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho cả năm (10%), với 11 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.

Tuy nhiên, xuất khẩu tăng cao, chủ yếu do khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với khu vực kinh tế trong nước đã đạt quy mô lớn hơn (32,7 tỷ USD so với 17,2 tỷ USD) và tăng với tốc độ cao hơn (23,2% so với tăng 2,1%).

Kinh tế 5 tháng và những vấn đề đặt ra - Ảnh 2
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nhập khẩu một số mặt hàng là nguyên vật liệu cho sản xuất và tiêu dùng đã tăng trở lại hoặc không còn giảm như trước, so với xuất khẩu thì đạt quy mô lớn hơn (51,86 tỷ USD so với 49,94 tỷ USD) và so với cùng kỳ tăng cao hơn (16,8% so với 15,1%). Nhập siêu 5 tháng 2013 đã cao hơn cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (1,923 tỷ USD so với 1,012 tỷ USD) và cả về tỷ lệ nhập siêu (3,9% so với 2,3%).

Sau 8 tháng liên tục xuất siêu, từ tháng 2/2013 đã nhập siêu trở lại và cao lên qua các tháng, thể hiện nhu cầu đầu tư, sản xuất, tiêu dùng có dấu hiệu phục hồi, nhưng sẽ tác động tới cán cân tổng thể, đến việc tăng dự trữ ngoại hối và gây áp lực lên tỷ giá.

Trong khi đó, thu, chi ngân sách tiếp tục gặp khó khăn, tỷ lệ thực hiện so với dự toán năm của thu ngân sách còn thấp và thấp hơn của chi ngân sách (32,9% so với 34,3%). Tỷ lệ bội chi ngân sách so với dự toán năm cao hơn tỷ lệ tương ứng của thu và chi ngân sách. Đặt trong bối cảnh thời gian tới vừa phải thực hiện “khoan thư sức dân”, “nuôi dưỡng nguồn thu”, vừa phải tăng chi để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường…