Tính chung cả 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tăng 5,52%, nhưng giảm tốc so với mức 6,32% cùng kỳ năm trước, cho thấy dấu hiệu chững lại của nền kinh tế. Nông nghiệp tăng trưởng âm Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố ngày 28/6, tốc độ tăng trưởng GDP quý II tăng 5,55%, so với quý I (tăng 5,48%) chỉ tăng 0,07%, trong khi các năm trước thường là 0,2 - 0,3%. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chỉ đạt 7,12% trong khi năm ngoái tăng tới 9,53%. Riêng nông, lâm, ngư nghiệp - khu vực được coi là trụ đỡ cho nền kinh tế trong thời kỳ khó khăn vừa qua đã không thể tăng trưởng được mà giảm 0,78%, làm giảm 0,03 điểm phần trăm mức tăng trưởng GDP chung. Đây là lần đầu tiên trong rất nhiều năm, nông, lâm nghiệp và thủy sản có tăng trưởng âm...
Theo ông Lâm, tăng trưởng thấp của ngành nông nghiệp với sự suy giảm xuất nhập khẩu nông, thủy sản, tiêu thụ gặp khó khăn đang đặt ra nhiều thách thức. Điều này khiến mục tiêu 7,6% trong 6 tháng còn lại của năm là rất khó. Để đạt được, các ngành trên phải đạt mức cao và các ngành còn lại phải giữ được đà tăng trưởng như trong 6 tháng đầu năm. Giải pháp được cơ quan thống kê đưa ra là đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương có giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp, hỗ trợ khắc phục đối phó với ngập mặn. Đánh giá rõ tác động, khó khăn của ngành công nghiệp khai khoáng, đẩy mạnh ngành công nghiệp dịch vụ có giá trị gia tăng cao như du lịch, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến... Bên cạnh đó là sự linh hoạt trong chính sách điều hành, đặc biệt là chính sách tiền tệ, tài khóa và cải cách thủ tục hành chính… Ông Phạm Đình Thúy - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp (Tổng cục Thống kê) phân tích, công nghiệp khai khoáng tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực chính là than, dầu và khí. Tuy nhiên, do nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và điều kiện khai thác ngày càng khó khăn nên xu hướng đóng góp của 3 lĩnh vực này sẽ ngày càng giảm dần. Và để giảm phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Công Thương ban hành Chiến lược phát triển ngành công nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn 2035. Trong đó nêu rõ, chiến lược phát triển cụ thể theo hướng phát triển kinh tế không phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, mà tập trung chú trọng các ngành kinh tế như chế biến chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, phần mềm, chế biến các nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến...
“Tỷ lệ tăng trưởng có xu hướng chững lại do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Đặc biệt, khí hậu diễn biến bất thường, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và xuất nhập khẩu” - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhận định. 6 tháng qua, có 54.501 DN thành lập mới với số vốn đăng ký trên 427.000 tỷ đồng, tăng 20% về số DN thành lập mới so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, vẫn có 5.507 DN đăng ký giải thể, tiếp tục tăng 17% so với năm trước; 31.119 DN tạm ngừng hoạt động, tăng 15% so với cùng thời điểm năm trước. Đại diện Tổng cục Thống kê cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2016 như Quốc hội đề ra, trong 6 tháng cuối năm, tăng trưởng phải đạt 7,6%. Gỡ nút thắt
Thay đổi cách tính chỉ số CPI Thủ tướng đã giao Bộ KH&ĐT báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 6/2016 về việc sử dụng CPI bình quân so với cùng kỳ năm trước làm thước đo lạm phát của nền kinh tế thay cho CPI tháng 12 năm hiện hành so với tháng 12 năm trước do cách tính này chưa theo thông lệ quốc tế. Điều này khiến các đánh giá, dự báo về lạm phát của Việt Nam và các tổ chức quốc tế luôn có sự khác biệt. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm |
Liên quan đến vấn đề nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - Brexit sẽ có tác động thế nào đến kinh tế Việt Nam, đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, đây mới là trưng cầu dân ý. Do đó, đánh giá tác động của Brexit đối với Việt Nam vào thời điểm này là hơi sớm. Mối quan hệ giữa Việt Nam với Anh trong đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ, nên trong thời gian ngắn trước mắt không tác động trực tiếp nhiều. |