Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kinh tế châu Âu đối diện nguy cơ tổn thương kéo dài

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Châu Âu đang gặp nguy cơ tổn thương kinh tế kéo dài do năng lực sản xuất thấp và tăng trưởng thấp, theo Chủ tịch Ngân hàng T.Ư Châu Âu cảnh báo tại Diễn đàn Kinh tế Brussels 2016.

ECB đã mạnh tay nới lỏng các chính sách để thúc đẩy kinh tế và lạm phát trong những năm gần nay, làm dấy lên những tranh luận rằng dư địa nới lỏng đã hết.

“Chúng sẽ không thể tiếp tục để mục tiêu lạm phát thất bại”, ông Mario Draghi phát biểu tại Diễn đàn. “Có rất nhiều lý do chính trị để trì hoãn cải cách tái cấu trúc, nhưng cái giá phải trả của việc trì hoãn này quá đắt”, ông bổ sung.
Kinh tế châu Âu đối diện nguy cơ tổn thương kéo dài - Ảnh 1
Năm ngoái, khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng trưởng 1,6% với sự mở rộng của gói kích thích kinh tế do ECB khởi xướng. Trong khi đó, tăng trưởng được dự đoán sẽ tiếp tục đi ngang trong vài năm tới với mức lạm phát vẫn dưới mục tiêu 2%.

Ông Draghi khẳng định, tăng trưởng dưới tiềm năng quá lâu sẽ giảm động lực của nền kinh tế bởi thay vì sản lượng chạm mốc khả năng, tiềm năng sẽ giảm xuống mức sản lượng thực tế, khiến tăng trưởng thấp dài hạn.

Chủ tịch ECB khẳng định khu vực dịch vụ là một trong những lĩnh vực tăng trưởng dưới mức tiềm năng. Những động lực thúc đẩy bao gồm lực lượng lao động và chính sách của chính phủ.